Điều trị Ung thư biểu mô buồng trứng/ Ung thư vòi trứng/ Ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC) ở Singapore

Các Phương pháp Điều trị Ung thư Biểu mô Buồng trứng?

Các bác sĩ ung thư điều trị ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư vòi trứng (ống dẫn trứng) và ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC) theo cách gần giống nhau.

Các phương pháp điều trị và các khuyến nghị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm có: giai đoạn bệnh ung thư, các dạng bệnh ung thư buồng trứng, tác dụng phụ khi điều trị, và tình trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh.

Ung thư buồng trứng được điều trị bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị, bao gồm có:

  • Phẫu thuật
  • Liệu pháp thuốc kháng ung thư
  • Hóa trị
  • Liệu pháp đích
  • Liệu pháp hormon

     

Kết hợp phẫu thuật và hóa trị là cách điều trị chính ung thư biểu mô buồng trứng. Điều trị bằng thuốc không hóa trị được bổ sung vào quá trình điều trị các bệnh ung thư buồng trứng vào năm gần đây. Chất ức chế PARP, một liệu pháp điều trị ung thư đích mới, đang thay đổi cách bác sĩ ung thư điều trị bệnh ung thư buồng trứng.

Bác sĩ Ung thư ở OncoCare với chuyên môn lâm sàng về Ung thư Buồng trứng

OncoCare là trung tâm hàng đầu trong chăm sóc người bệnh ung thư buồng trứng ở Singapore. Các chuyên gia ở OncoCare có kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tất cả các bệnh ung thư buồng trứng và nhiều bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư gan mật và ung thư gan. Chúng tôi khuyến nghị nhiều cách điều trị ung thư buồng trứng ở Singapore thích hợp theo mong muốn của người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư buồng trứng có hai mục đích:

  • Loại bỏ ung thư
  • Đánh giá giai đoạn bệnh ung thư

Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm giới hạn ở buồng trứng:

Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u, cắt bỏ tử cung, cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng, mạc nối (lớp mô mỡ bao phủ các cơ quan trong ổ bụng) và các hạch bạch huyết xung quanh khối u. Khoang bụng cần được rửa sạch với nước muối và chất dịch rửa này và các mô bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật được kiểm tra dưới kính hiển vi để quan sát các tế bào ung thư. Điều đó giúp xác định chính xác là ung thư có lan truyền ngoài buồng trứng và mức độ lan truyền của bệnh, được gọi là giai đoạn bệnh ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển (khi mà ung thư lan truyền di căn ngoài buồng trứng):

Phẫu thuật công phá u tối đa

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ được khối u nhiều nhất có thể (cắt bỏ được càng nhiều u nhưng cần bảo đảm chức năng cơ quan xung quanh khối u) và tránh để sót bất kì ung thư nào. Cách phẫu thuật đó được gọi là phẫu thuật công pháu tối đa. Phụ nữ bị bệnh ung thư buồng trứng mà được loại bỏ hoàn toàn thì có kết quả sống tốt hơn người mà không thể loại bỏ hết ung thư sau phẫu thuật.

Nếu phụ nữ bị ung thư buồng trứng thì có khả năng có thai không?

Ở giai đoạn I ung thư biểu mô buồng trứng (giai đoạn sớm) thì phẫu thuật cắt bỏ một phần (một bên) buồng trứng bị ung thư với bảo tồn tử cung và phần buồng trứng bình thường có thể là cơ hội cho phụ nữ. Phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản thì có thể trao đổi với các bác sĩ ung thư buồng trứng xem có thích hợp với phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản của người bệnh.

Liệu pháp thuốc

Khác với phẫu thuật nhắm vào ung thư ở các vùng cụ thể của cơ thể, liệu pháp thuốc đi vào dòng máu của người bệnh, và đi đến toàn bộ cơ thể và có thể tới và giết các tế bào ung thư mà lan truyền đến các phần khác của cơ thể ở xa ung thư gốc.

Có ba loại chính của liệu pháp thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng:

  • Hóa trị
  • Liệu pháp đích
  • Liệu pháp hormon

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị dùng thuốc để giết các tế bào ung thư buồng trứng. Các thuốc hoạt động bằng cách tìm các tế bào đang phát triển nhanh trong cơ thể người bệnh. Vì các tế bào ung thư thường phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường, hóa trị gây tổn hại đến các tế bào ung thư hơn, nhưng có thể gây tổn hại đồng thời tới các tế bào khỏe mạnh phát triển nhanh trong cơ thể. Chúng bao gồm có các nang tóc, các tế bào lót đường tiêu hóa và các tế bào miễn dịch của người bệnh, từ đó gây rụng tóc, buồn nôn và nôn ói và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Các bệnh ung thư buồng trứng đáp ứng tốt với hóa trị. Nhiều thuốc hóa trị được dùng trong quá trình điều trị ưng thư buồng trứng ở Singapore. Các thuốc phổ biến nhất là carboplatin, cisplatin, paclitaxel, pegylated liposomal doxorubicin và gemcitabine. Các thuốc trên có thể được dùng riêng hoặc thường được dùng kết hợp.

Phương thức quản lý hóa trị:

  • Truyền tĩnh mạch (IV): Hóa trị đối với ung thư buồng trứng thường được truyền qua tĩnh mạch.
  • Thuốc viên (đường uống bằng miệng): một số thuốc hóa trị được uống bằng đường miệng
  • Truyền hóa chất vào ổ bụng:
  • Hóa trị trong phúc mạc (IP): Hóa trị có thể được truyền trực tiếp vào ổ bụng nơi mà ung thư buồng trứng thường di căn đến.
  • HIPEC (hóa trị khoang phúc mạc ở nhiệt độ cao): Trong quá trình phẫu thuật ung thư buồng trứng, các thuốc hóa trị nóng có thể được truyền trực tiếp vào ổ bụng.

Hóa trị IP (trong khoang phúc mạc) và HIPEC (hóa trị khoang phúc mạc ở nhiệt độ cao) gây một số tác dụng phụ không mong muốn nhiều hơn so với hóa trị đường tĩnh mạch IV hoặc hóa trị đường uống miệng nhưng có thể có hiệu quả hơn đối với một số phụ nữ. Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm thấy phụ nữ nào có nhiều khả năng được lợi ích hơn với loại điều trị đó.

Các tác dụng phụ của hóa trị là phụ thuộc vào loại thuốc và phản ứng của người bệnh. Trong các năm gần đây, nhiều tiến bộ lớn được thực hiện trong phòng tránh và giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu, đặc biệt về tình trạng buồn nôn, nôn ói và nhiễm trùng. Rụng tóc do hóa trị có thể giảm với máy làm mát da đầu.

Bác sĩ ung thư buồng trứng sẽ cung cấp cho người bệnh trong các cuộc trao đổi sâu hơn khi khám và điều trị với các thuốc hóa trị có ở Singapore, lịch trình điều trị và các tác dụng phụ giúp người bệnh có thể hiểu về các thuốc nhiều hơn.

Liệu pháp trúng đích

Mọi khối u buồng trứng có bộ gen riêng, các protein hoặc các chất khác điều hướng sự phát triển của ung thư. Các thuốc có thể được sản xuất đặc thù để dừng sự phát triển của ung thư. Các thuốc được gọi là liệu pháp đích và đôi khi được gọi là các thuốc đích phân tử, các thuốc thiết kế hoặc các thuốc chính xác. Liệu pháp trúng đích có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với các cách điều trị khác như hóa trị.

Các nhóm thuốc trúng đích trong điều trị ung thư buồng trứng có:

  • Chất ức chế PARP
  • Chất chống tạo mạch máu (Chất ức chế tăng sinh mạch)
  • Chất ức chế NTRK

Cách để xác định mục tiêu (đích) trong liệu pháp trúng đích?

Các xét nghiệm thường cho thấy trên một mẫu của khối u được lấy khi phẫu thuật hoặc sinh thiết để đánh giá các gen đặc thù hoặc các protein điều khiển sự phát triển của ung thư. Thông tin đó có thể giúp bác sĩ ung thư lựa chọn liệu pháp đích thích hợp nhất với bệnh ung thư buồng trứng.

Các tác dụng phụ của liệu pháp đích phụ thuộc vào loại thuốc được dùng và phụ thuộc vào người bệnh. Các tác dụng phụ không mong muốn của liệu pháp đích khác với của hóa trị. Vì nhóm thuốc của liệu pháp đích chủ yếu nhắm vào các tế bào ung thư, do đó chúng ít có khả năng gây tổn hại đồng thời tới các tế bào khỏe mạnh bình thường của cơ thể. Không giống như hóa trị, liệu pháp đích thường không gây rụng tóc hoặc nhiễm trùng nặng. Bác sĩ ung thư cho người bệnh biết trong các cuộc trao đổi sâu hơn về các tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng.

Chất ức chế PARP

Chất ức chế PARP là một phương pháp điều trị mới và thú vị cho bệnh ung thư buồng trứng. Đó là tiến bộ trong cách chúng tôi điều trị ung thư buồng trứng. Đó là liệu pháp đích đường uống. Olaparib, niraparib và rucaparib là trong các thuốc ức chế PARP để điều trị bệnh ung thư buồng trứng.

Cách các chất ức chế PARP hoạt động?

DNA (vật liệu gen) trong tế bào cơ thể thường xuyên bị tổn hại, ví dụ bởi tiếp xúc với tia UV hoặc các chất phóng xạ trong môi trường sống. DNA bị tổn thương cần được sửa chữa để tế bào có thể sống sót.

PARP là một protein được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể người. PARP giúp các tế bào bị tổn thương tự sửa chữa. Các chất ức chế PARP chặn PARP tiến hành quá trình sửa chữa của các tế bào, gây tổn hại DNA nặng hơn. Một hệ thống sửa chữa phức tạp hơn, hệ thống sửa chữa tương đồng, có vai trò quan trọng cần cho sửa chữa DNA. Hệ thống sửa chữa tương đồng có thể bị lỗi hoặc khiếm khuyết trong một số bệnh ung thư buồng trứng và nhóm bệnh ung thư buồng trứng đó được gọi là thiếu tái tổ hợp tương đồng hoặc HRD.

Các chất ức chế PARP có thể có hiệu quả hơn đối với ung thư buồng trứng HRD. Hạn chế protein PARP với các thuốc ức chế PARP giúp các tế bào ung thư HRD rất khó có thể tự sửa chữa và bị chết.

Ung thư buồng trứng thiếu tái tổ hợp tương đồng (HRD)

HRD có xuất hiện ở 50% số người bị bệnh ung thư buồng trứng và thường có loại thanh dịch độ cao. HRD do một số gen bị lỗi hoặc đột biến, phổ biến nhất là trong các gen BRCA1 và BRCA2.

Xét nghiệm đối với HRD và / hoặc đột biến BRCA:

  • Xét nghiệm khối u để tìm HRD và đột biến BRCA1/2
  • Xét nghiệm khối u để tìm đột biến BRCA1/2
  • Xét nghiệm gen để tìm đột biến BRCA1/2 dòng mầm xuất hiện trong ung thư buồng trứng di truyền

Các bác sĩ ung thư buồng trứng có thể khuyến nghị một hoặc kết hợp các loại xét nghiệm.

Các tác dụng phụ của các chất ức chế PARP thường nhẹ, có thể gây mệt mỏi, không muốn ăn, thiếu máu, tiêu chảy và đau cơ. Đôi khi có thể có một số tác dụng phụ hiếm hơn và nặng hơn là viêm phổi và tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư khác.

Thuốc chống tạo mạch máu (Thuốc kháng tăng sinh mạch)

Ung thư dựa vào các mạch máu để vận chuyển các chất dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng, quá trình đó được gọi là quá trình tạo mạch máu. Các thuốc chống tạo mạch máu hạn chế sự hình thành các mạch máu từ đó gây chết các tế bào ung thư do chết đói. Các thuốc chống tạo mạch máu được dùng trong điều trị ung thư buồng trứng gồm có bevacizumab thường được sử dụng kết hợp với hóa trị liệu.

Chất ức chế NTRK

Rất hiếm khi ung thư buồng trứng có các protein dung hợp NTRK, là các protein bất thường có thể đẩy nhanh sự phát triển ung thư. Các thuốc kháng NTRK, như thuốc entrectinib và larotrectinib chặn các protein dung hợp NTRK và tương đối khá hiệu quả khi giảm tốc độ tăng trưởng của bệnh ung thư.

Thuốc hormon

Một số bệnh ung thư buồng trứng có chứa các thụ thể hormon estrogen và/hoặc progesterone. Các thụ thể hormon thường tìm thấy trong các bệnh ung thư độ thấp, như ung thư buồng trứng thanh dịch độ thấp và ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung độ thấp. Liệu pháp hormon có thể giảm tốc độ hoặc dừng sự phát triển của các bệnh ung thư phụ thuộc vào hormon bằng cách giảm mức estrogen.

Liệu pháp hormon thường dùng trong điều trị các bệnh ung thư buồng trứng thì thường được dùng trong điều trị các bệnh ung thư vú phụ thuộc hormon và bao gồm có:

  • Thuốc ức chế Aromatase (ví dụ letrozole và anastrazole)
  • Thuốc Tamoxifen

Điều trị theo Giai đoạn bệnh ung thư

Giai đoạn 1 hoặc Giai đoạn 2 Ung thư biểu mô buồng trứng / Ung thư vòi trứng / Ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC):

Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với phụ nữ bị ung thư ở giai đoạn I và II để loại bỏ hoàn toàn khối u.

Cho dù người bệnh có phẫu thuật thành công loại bỏ toàn bộ khối u có thể nhìn thấy được thì một số ít ung thư có khi có trong cơ thể mà không thể phát hiện được dựa vào các xét nghiệm hiện có. Do đó, sau phẫu thuật, dựa vào các đặc điểm của khối u thì bác sĩ ung thư đề nghị điều trị bổ sung dưới dạng hóa trị liệu cần thiết để giảm bớt nguy cơ ung thư của người bệnh tái phát.Hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều đòi hỏi hóa trị sau phẫu thuật. Một số trường hợp ở giai đoạn rất sớm của giai đoạn I có thể không cần điều trị hóa chất.

Điều trị hóa trị, phổ biến nhất là thuốc carboplatin. Kết hợp với thuốc thứ hai paclitaxel để carboplatin hoạt động tốt hơn so với khi chỉ dùng thuốc carboplatin. Liệu trình điển hình của phác đồ hóa trị gồm có 6 chu kỳ điều trị trong khoảng thời gian 18 tuần với thời gian nghỉ ở giữa quá trình điều trị để cho phép cơ thể người bệnh phục hồi trước khi điều trị tiếp. Đối với một số loại ung thư buồng trứng giai đoạn I thì có thể 3 chu kỳ hóa trị là đủ. Phác đồ hóa trị bằng cách truyền tĩnh mạch (IV) trong điều kiện tốt ở phòng bệnh. Các tác dụng phụ thường được quản lý tốt. Nhưng đối với phụ nữ không thể dung hợp được paclitaxel thì hóa trị khác được thay thế có thể được xem xét.

Bác sĩ ung thư đề nghị điều trị người bệnh ung thư buồng trứng với các cuộc trao đổi sâu hơn với thông tin về liệu pháp hóa trị, lịch trình và các tác dụng phụ có thể có giúp người bệnh có thể hiểu về quá trình điều trị tốt hơn.

Giai đoạn 3 hoặc Giai đoạn 4 Ung thư biểu mô buồng trứng / Ung thư vòi trứng / Ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC):

Đối với ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển, điều trị bao gồm đồng thời phẫu thuật giảm khối u tối đa và hóa trị. Mục tiêu của phẫu thuật giảm khối u tối đa (loại bỏ khối u nhiều nhất có thể và bảo đảm chức năng của các cơ quan xung quanh khối u) vì lượng ung thư không thể loại bỏ được có tác động xấu đến kết quả điều trị ung thư. Sau khi phẫu thuật giảm khối u tối đa (một phần), phụ nữ được yêu cầu hóa trị để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Nếu ung thư được cho là quá rộng để có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật giảm khối u tối đa, hoặc nếu phụ nữ có thể trạng không thích hợp để phẫu thuật thì bác sĩ ung thư có thể đề nghị liệu trình hóa trị ngắn, được biết đến là hóa chất tân bổ trợ để thu hẹp khối u (ung thư) trước khi phẫu thuật. Điều đó giúp tăng khả năng thành công của phẫu thuật giảm khối u tối đa.

Sau khi điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị, với liệu pháp duy trì thì phụ nữ có thể tăng cường kiểm soát được ung thư.

  • Phẫu thuật giảm khối u tối đa
  • Hóa trị
    • Hóa trị bổ trợ là hóa trị sau khi phẫu thuật để giảm khả năng tái phát ung thư. Hóa trị được đề nghị đối với ung thư buồng trứng tiến triển dù phẫu thuật loại bỏ khối u (ung thư) nhìn thấy được thành công thì một ít ung thư có khả năng có trong cơ thể người bệnh mà không thể phát hiện được bởi các xét nghiệm hiện có. Điển hình, thường với 6 chu kỳ hóa trị carboplatin và paclitaxel được khuyến nghị.
    • Hóa trị tân bổ trợ là hóa trị trước khi phẫu thuật để thu hẹp ung thư trước khi phẫu thuật từ đó phẫu thuật có kết quả thành công cao hơn để loại bỏ tất cả ung thư. Thường từ 2 đến 3 chu kỳ hóa trị liệu với carboplatin và paclitaxel trước khi phẫu thuật.

Liệu pháp duy trì

Điều trị ban đầu với phẫu thuật và hóa trị thì phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển có khả năng cao bị tái phát. Liệu pháp duy trì để giết bất kì các tế bào ung thư nào bị bỏ sót, không bị loại bỏ khi phẫu thuật và hóa trị vì chúng quá bé để phát hiện được với các xét nghiệm hiện có. Mục đích là để giảm nguy cơ ung thư bị tái phát.

Các cách của liệu pháp duy trì:

Chất chống tạo mạch máu (thuốc kháng tăng sinh mạch): Bevacizumab, chống tạo mạch máu có thể là liệu pháp duy trì trong ung thư buồng trứng tiến triển. Chất (thuốc) được truyền tĩnh mạch ngắn (IV) 3 tuần một lần với phòng ngoại trú trong khoảng thời gian 12 tháng.

Chất ức chế PARP hoạt động tốt hơn đối với ung thư mà phụ thuộc vào sửa chữa tương đồng (HRD). Chỉ sử dụng các chất ức chế PARP hoặc kết hợp với bevacizumab. Các bệnh ung thư không HRD có thể điều trị với chất ức chế PARP nhưng hiệu quả thấp hơn. Chất ức chế PARP dạng đường uống và được uống hàng ngày trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm.

Ung thư biểu mô buồng trứng tái phát / Ung thư vòi trứng / Ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC):

Ung thư tái phát là ung thư được điều trị trước đó rồi nhưng sau đó bị tái phát. Phẫu thuật được đề nghị, nhưng điều trị chính là liệu pháp thuốc, đặc biệt là hóa trị. Có thể có liệu pháp đích và liệu pháp hormon mang đến lợi ích cho người bệnh.

Hóa trị: Các bệnh ung thư đáp ứng với hóa trị, có nhiều thuốc hóa trị trong điều trị ung thư buồng trứng. Các thuốc phổ biến nhất là carboplatin, paclitaxel, pegylated liposomal doxorubicin và gemcitabine. Lựa chọn thuốc hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị được sử dụng trước đó và hiệu quả của hóa trị liệu trước đó. Thời gian ung thư giảm sau một đợt hóa trị càng dài thì khả năng người bệnh đáp ứng với đợt hóa trị tiếp theo càng cao. Thông thường, nếu bệnh duy trì ổn định ít nhất 6 tháng từ một đợt hóa trị, hóa trị với carboplatin được tiếp tục sử dụng, thường kết hợp với thuốc hóa trị ung thư buồng trứng khác.

Liệu pháp trúng đích:

  • Bevacizumab có thể được dùng kết hợp với hóa trị
  • Chất ức chế PARP:
    • Điều trị duy trì khi ung thư buồng trứng đã được giảm kích thước sau hóa trị có chứa carboplatin
    • Điều trị ung thư buồng trứng tái phát bị đột biến BRRCA hoặc HRD

Liệu pháp hormon như letrozole, anastrazole hoặc tamoxifen có thể tốt cho phụ nữ bị ung thư phụ thuộc vào hormon. Ung thư buồng trứng thanh dịch độ thấp và ung thư buồng trứng nội mạc tử cung độ thấp có khả năng phụ thuộc vào hormon cho quá trình phát triển của ung thư.

Ung thư Buồng trứng?

Ung thư buồng trứng là loại ung thư bắt đầu từ buồng trứng. Mỗi một phụ nữ có hai buồng trứng, mỗi buồng trứng có kích thước to bằng hạt hạnh nhân ở hai bên của tử cung. Buồng trứng có chức năng tạo trứng để sinh sản và hormon cho nữ giới, estrogen và progesterone.

Các loại Ung thư Buồng trứng:

Có 3 loại ung thư buồng trứng:

1. Ung thư biểu mô buồng trứng

Ung thư biểu mô buồng trứng là loại ung thư phổ biến nhất, khoảng 90-95% trong tổng số ca ung thư buồng trứng. Ung thư biểu mô buồng trứng bắt nguồn từ các tế bào lót bề mặt bên ngoài của buồng trứng. Ung thư thường ở phụ nữ sau mãn kinh.

2. Ung thư buồng trứng tế bào mầm

Ung thư buồng trứng tế bào mầm bắt nguồn từ trứng (được gọi là các tế bào mầm) và thường ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ. Ung thư buồng trứng tế bào mầm khá hiếm. Với phương pháp điều trị thích hợp thì kết quả bệnh rất tốt.

3. Ung thư buồng trứng tế bào mô đệm

Ung thư buồng trứng tế bào mô đệm bắt nguồn từ các mô buồng trứng sản xuất hormon nữ giới estrogen và progesterone. Ung thư buồng trứng tế bào mô đệm thường hiếm.

Ba loại ung thư buồng trứng phát sinh (bắt đầu) từ buồng trứng nhưng vì ba loại ung thư đó là các loại ung thư khác nhau và cần các phương pháp điều trị khác nhau.

Ung thư vòi trứng (ống dẫn trứng) là ung thư bắt nguồn từ vòi trứng, là ống dẫn mang trứng từ buồng trứng đến tử cung. Phụ nữ có các đột biến gen BRCA thường có nguy cơ cao.

Ung thư phúc mạc nguyên phát (được biết đến là PPC) là ung thư bắt đầu ở mô lót bên trong vùng bụng và vùng chậu, lớp lót này được gọi là phúc mạc.

Ung thư vòi trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát là loại ung thư hiếm. Chúng có hành vi (tính chất) gần giống với ung thư biểu mô buồng trứng. Các bác sĩ ung thư buồng trứng có phương pháp điều trị ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư vòi trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát (PPC) theo cách tương đối giống nhau.

Dấu hiệu & Triệu chứng của Ung thư Biểu mô Buồng trứng

Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo Ung thư biểu mô buồng trứng?

Ung thư buồng trứng là loại ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất và được biết đến là bệnh giết người âm thầm. 3 trên 4 số ca ung thư được chẩn đoán khi ở giai đoạn bệnh tiến triển. Buồng trứng ở ẩn sâu trong bụng dưới (vùng chậu) do đó khó phát hiện được sớm. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường bị bỏ qua vì chúng có thể bị nhầm với các tình trạng khác như khó tiêu và kinh nguyệt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể có:

  • Đau bụng hoặc vùng chậu
  • Đầy hơi
  • Khó ăn uống hoặc no sớm (nhanh chóng cảm thấy no đầy bụng)
  • Đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp
  • Táo bón
  • Mở rộng vòng eo do tạo dịch chứa ung thư trong ổ bụng (được gọi là cổ trướng)
  • Cực kỳ kiệt sức hoặc mệt mỏi
  • Trào ngược axit
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Các thay đổi trong kinh nguyệt

Điều quan trọng là phải chú ý đến cơ thể của mình và biết điều gì là bình thường đối với cơ thể mình. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào ở trên mà kéo dài từ 2 tuần hoặc dài hơn thì cần có cuộc trao đổi với bác sĩ ung thư buồng trứng ở Singapore để điều trị. Các triệu chứng trên có thể do một nguyên nhân khác mà không phải ung thư, vì thế tốt nhất là cần kiểm tra, xét nghiệm tìm kiếm ung thư từ đó tăng khả năng điều trị có kết quả cao.

Ung thư Biểu mô Buồng trứng: Phụ nữ có nguy cơ cao?

Bất kì nguyên nhân nào tăng khả năng phụ nữ bị ung thư buồng trứng được đánh giá là yếu tố rủi ro (nguy cơ). Khi có một hoặc nhiều yếu tố rủi ro thì không bảo đảm là bị bệnh ung thư buồng trứng. Một số phụ nữ bị bệnh ung thư buồng trứng có thể do kết hợp các yếu tố rủi ro dưới đây hoặc cho dù không có yếu tố rủi ro đó.

  • Tuổi: Đa số các khối u ác tính buồng trứng xuất hiện sau mãn kinh. Phụ nữ từ 63 tuổi hoặc già hơn chiếm đến 1/2 tổng số ca ung thư buồng trứng.
  • Lịch sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị ung thư buồng trứng thì phụ nữ trong gia đình đó có khả năng bị ung thư buồng trứng cao. Vì ung thư buồng trứng có thể do đột biến di truyền ở một số gen xác định, từ đó có hội chứng ung thư gia đình tăng nguy cơ bị ung thư.
  • Lịch sử (tiền sử) bị ung thư vú: Nếu bạn bị ung thư vú, thì bạn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao. Một số yếu tố rủi ro giống nhau cho thấy tăng nguy cơ ung thư buồng trứng thì có thể tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Béo phì: Phụ nữ béo phì (người có chỉ số BMI ít nhất là 30) có khả năng cao bị ung thư buồng trứng.
  • Phụ nữ mang thai và sinh con: Ung thư buồng trứng có khả năng cao ở phụ nữ mang thai đủ tháng lần đầu tiên của họ sau độ tuổi 35 hoặc phụ nữ chưa bao giờ mang thai đủ tháng.
  • Thay thế nội tiết tố (hormon) sau thời kì mãn kinh: Phụ nữ sử dụng estrogen hoặc kết hợp với progesterone sau khi mãn kinh có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn so với phụ nữ không bao giờ sử dụng nội tiết tố.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng thể nhầy.
  • Lạc nội mạc tử cung: Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ cao hơn bị một số bệnh ung thư buồng trứng, ung thư buồng trứng tế bào sáng và ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung.

Ung thư Buồng trứng có tính chất di truyền?

Ung thư buồng trứng có thể có tính chất gia đình. Khoảng 1 trong số 5 người bị ung thư buồng trứng là do di truyền, chủ yếu do hội chứng ung thư buồng trứng và vú di truyền, và ít phổ biến hơn là do hội chứng Lynch. Bằng cách di truyền gen bị tổn hại hoặc bị lỗi (đột biến) từ bố hoặc mẹ, thì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng.

Hội chứng ung thư buồng trứng và vú di truyền (HBOC)

15% trong tổng số ung thư buồng trứng xuất hiện ở phụ nữ bị HBOC (hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền). Các gen chịu trách nhiệm được gọi là gen ung thư vú 1 (BRCA1) hoặc gen ung thư vú 2 (BRCA2). Các gen BRCA đóng vai trò quan trọng trong sửa chữa DNA bị tổn thương trong cơ thể. Nhưng khi các gen BRCA bị lỗi (hoặc đột biến) gây tích lũy các tổn hại DNA, từ đó có thể tăng nguy cơ bị ung thư, như bị các bệnh ung thư vú, buồng trứng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Hội chứng Lynch

Đến 2% trong tổng số ung thư buồng trứng xuất hiện ở phụ nữ bị hội chứng Lynch. Các gen có trách nhiệm được gọi là các gen sửa chữa bắt cặp sai. Người bị hội chứng Lynch có nguy cơ bị các bệnh ung thư nội mạc tử cung (tử cung), đại tràng, đường tiêu hóa (dạ dày, tuyến tụy, gan) và đường tiết niệu.

Tại sao cần biết về ung thư buồng trứng có tính chất di truyền?

Các thành viên trong một gia đình có nguy cơ mang các gen bị đột biến và có thể cần đi xét nghiệm gen.

Theo kế hoạch được cá nhân hóa, có thể cần tăng cường đi khám sàng lọc ung thư để phát hiện tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, các thuốc phòng ngừa ung thư hoặc phẫu thuật có thể giúp cứu sống nhiều người mà có các hội chứng ung thư di truyền.

Khi biết về một người bị bệnh ung thư buồng trứng liên kết với hội chứng Lynch hoặc HBOC (hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền) có thể ảnh hưởng đến quyết định điều trị ung thư. Ung thư buồng trứng với các đột biến BRCA thường đáp ứng tốt với chất ức chế PARP. Ung thư buồng trứng liên kết với hội chứng Lynch có thể đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch do các gen sửa chữa bắt cặp sai bị lỗi.

Khi nào nghi ngờ bị hội chứng ung thư di truyền?

Khi nghi ngờ ung thư có thể do tính chất di truyền là khi có nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư, đặc biệt khi các bệnh ung thư xuất hiện ở độ tuổi trẻ (trước 50 tuổi). Nhưng lịch sử gia đình có thể không đáng tin vì một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng tính chất di truyền khi mà không có lịch sử ung thư mạnh trong gia đình (có thể không nhất thiết phải có tiền sử ung thư trong gia đình).

Cách xét nghiệm xác định hội chứng Lynch hoặc HBOC (hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền)?

Để chẩn đoán xác định về hội chứng Lynch hoặc HBOC thì cần tiến hành xét nghiệm gen. Bằng cách xét nghiệm máu (hoặc nước bọt) để kiểm tra các đột biến ở BRCA1/2 hoặc các gen hội chứng Lynch.

Trước khi tiến hành xét nghiệm gen, khuyến nghị người bệnh trao đổi với bác sĩ ung thư giúp đánh giá nguy cơ và có xét nghiệm gen đúng, đảm bảo cho kết quả xét nghiệm chính xác.

Chẩn đoán Ung thư Buồng trứng?

Nếu nghi ngờ ung thư buồng trứng, thì bác sĩ tiến hành các xét nghiệm:

  • Khám cơ thể: để thấy các dấu hiệu của bệnh như có cục u bất thường
  • Các xét nghiệm hình ảnh có thể có:
  • Quét siêu âm: để xác định kích thước và biểu hiện ở buồng trứng.
  • Chụp CT hoặc PET-CT: xác định ung thư có lan truyền (di căn) ngoài buồng trứng?
  • Xét nghiệm máu cho dấu ấn khối u CA125: CA125 là một protein được tạo bởi một số bệnh ung thư buồng trứng. Xét nghiệm không thể cho biết có bị ung thư không vì một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng có thể có CA125 bình thường.

Bác sĩ ung thư không thể chắc chắn về chẩn đoán bệnh, mà cho đến khi phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng sau đó được mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi để quan sát các tế bào ung thư. Chất dịch ở ổ bụng (cổ trướng), nếu có, có thể bị loại bỏ và được lấy xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của ung thư.

Các Loại Ung thư Biểu mô Buồng trứng

Các bệnh ung thư biểu mô buồng trứng có thể phân chia thành 5 loại khác nhau dựa vào biểu hiện của bệnh dưới kính hiển vi, được gọi là kiểu mô bệnh học:

Có 5 loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất:

  • Ung thư buồng trứng thanh dịch độ cao

Ung thư buồng trứng thanh dịch độ cao là loại ung thư biểu mô buồng trứng phổ biến nhất và đại diện cho 2 trong số 3 ung thư biểu mô buồng trứng. Ung thư có khả năng lan truyền (di căn) ngoài buồng trứng theo thời gian trước khi được chẩn đoán. Ung thư có đáp ứng rất tốt với hóa trị.

  • Ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung

Ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung có thể chia thành ung thư độ thấp hoặc ung thư độ cao. Hành vi của ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung độ cao gần giống với ung thư buồng trứng thanh dịch độ cao. Ung thư độ thấp có khuynh hướng phát triển chậm hơn và có thể đáp ứng tốt với liệu pháp hormon.

  • Ung thư buồng trứng tế bào sáng

Ung thư buồng trứng tế bào sáng là ung thư phổ biến hơn ở người châu Á so với người da trắng. Và đa số trường hợp được phát hiện sớm.

  • Ung thư buồng trứng dịch nhầy

Ung thư buồng trứng dịch nhầy hiếm hơn, thường được phát hiện sớm. Đa số ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

  • Ung thư buồng trứng thanh dịch độ thấp

Ung thư buồng trứng thanh dịch độ thấp không phổ biến. Ung thư phát triển chậm và có thể đáp ứng tốt với liệu pháp hormon.

Giai đoạn Ung thư Buồng trứng: Ung thư có lan truyền (di căn)?

Sau khi ung thư buồng trứng được chẩn đoán, các xét nghiệm được tiến hành để tìm kiếm minh chứng về ung thư chỉ giới hạn ở buồng trứng, hoặc có lan truyền đến các phần khác của cơ thể. Giai đoạn ung thư ảnh hưởng đến kết quả dài hạn và cách bác sĩ điều trị ung thư.

Cách xác định giai đoạn ung thư buồng trứng?

  • Giai đoạn phẫu thuật: Phẫu thuật thường được dùng để điều trị ung thư buồng trứng. Các mô bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật được mang đến phòng thí nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi để thấy các dấu hiệu của ung thư. Từ đó giúp xác định ung thư không hoặc có lan truyền đi (di căn).
  • Giai đoạn ung thư với hình ảnh phóng xạ: Chụp CT hoặc PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) giúp xác định ung thư không hoặc có lan truyền đi (di căn).

Ung thư buồng trứng được phân loại thành 4 giai đoạn dựa vào mức độ phát triển hoặc lan truyền (di căn):

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ xuất hiện ở một bên hoặc hai bên buồng trứng.
  • Giai đoạn 2: Ung thư xuất hiện ở các cơ quan vùng chậu như tử cung, bàng quang, trực tràng và / hoặc mô lót khoang chậu.
  • Giai đoạn 3: Ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết ở bụng và / hoặc lan truyền đi ngoài vùng chậu đến các mô ổ bụng như mạc nối, mô lót ổ bụng và/hoặc bề mặt của ruột hoặc gan.
  • Giai đoạn 4: Ung thư lan truyền đi xa đến các cơ quan khác (di căn) như phổi, gan và/hoặc xương.