Chẩn đoán & Điều trị Ung thư Dạ dày ở Singapore

Phương pháp Điều trị Ung thư Dạ dày ở Singapore?

Phương pháp Điều trị Ung thư Dạ dày ở người trưởng thành

Ung thư dạ dày có thể được điều trị với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích, hoặc liệu pháp miễn dịch.

Các phương pháp điều trị được khuyến nghị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại ung thư và giai đoạn ung thư, các tác dụng phụ có thể có khi điều trị, và thể trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh. Thông thường thì kết hợp các phương pháp điều trị để điều trị ung thư dạ dày.

Mô tả các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến nhất được liệt kê ở bên dưới.

Phẫu thuật bằng cách cắt bỏ khối u và một ít mô khỏe mạnh xung quanh khi thực hiện phẫu thuật. Kỹ thuật phẫu thuật được sử dụng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh ung thư.

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc: là quy trình phẫu thuật có thể được tiến hành để điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn rất sớm, khi mà khối u không phát triển sâu vào thành dạ dày và khả năng lan ngoài dạ dày rất thấp.
  • Cắt bỏ bán phần hoặc gần toàn bộ dạ dày: Ở giai đoạn sớm thì ung thư chỉ có ở dạ dày (tại chỗ), phẫu thuật được tiến hành để cắt bỏ một phần của dạ dày bị ung thư và các hạch bạch huyết xung quanh khối u. Được gọi là phẫu thuật cắt bán phần hoặc gần toàn bộ dạ dày bị ung thư. Sau đó bác sĩ phẫu thuật kết nối phần dạ dày không bị ung thư với thực quản hoặc ruột non của người bệnh.
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày khi ung thư lan truyền rộng toàn bộ dạ dày. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày thường được đề nghị khi mà ung thư ở phần trên dạ dày hoặc gần thực quản. Bác sĩ phẫu thuật tiến hành cắt bỏ toàn bộ dạ dày của người bệnh, và nối trực tiếp thực quản với ruột non.
  • Cắt bỏ hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết xung quanh thường bị loại bỏ bằng cách phẫu thuật vì ung thư có thể lan truyền đến các hạch bạch huyết gần đó. Do đó, phẫu thuật được gọi là nạo vét hạch bạch huyết.
  • Nối tắt dạ dày: Nối tắt dạ dày hoặc nối dạ dày – hỗng tràng được tiến hành khi khối u (ung thư) ở phần dưới của dạ dày phát triển rộng gây tắc thức ăn đi qua dạ dày. Điều trị nối tắt phần dưới của dạ dày bằng cách nối phần ruột (hỗng tràng) với phần trên của dạ dày, từ đó cho phép thức ăn di chuyển từ dạ dày đi qua kết nối mới.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày liên quan đến sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy các tế bào ung thư. Phác đồ xạ trị, hoặc liệu trình, thường có một số đợt điều trị trong một khoảng thời gian được thiết lập. Người bị ung thư dạ dày thường được điều trị với liệu pháp xạ trị ngoài (EBRT), chiếu tia xạ đến vùng bị ung thư. Các kỹ thuật xạ trị đặc biệt khác, như kỹ thuật xạ trị ba chiều theo hình dạng khối u (3D-CRT) hoặc xạ trị điều biến liều (IMRT) được thực hiện trong điều trị ung thư dạ dày. Các cách thức xạ trị mới hơn giúp phóng xạ tập trung đến ung thư từ các góc độ (từ nhiều hướng khác nhau). Điều đó giúp tập trung phóng xạ tối đa vào ung thư và giới hạn tổn thương các mô bình thường gần đó.

Xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u và sau khi phẫu thuật để phá hủy các tế bào ung thư bất kì bị bỏ sót. Và xạ trị có thể giúp giảm các triệu chứng của ung thư như đau hoặc chảy máu ở người bệnh ung thư dạ dày tiến triển.

Hóa trị liên quan đến sử dụng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường bằng cách dừng các tế bào ung thư phát triển, phân chia, hoặc nhân lên.

Theo phác đồ hóa trị, hoặc liệu trình, thường có một số chu kỳ hóa trị trong khoảng thời gian được thiết lập. Người bệnh có thể dùng một thuốc ở một thời điểm, hoặc sử dụng đồng thời kết hợp các thuốc khác nhau.

Mục đích của hóa trị là tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi hoặc sau khi phẫu thuật để giảm khối u phát triển, hoặc giảm các triệu chứng do ung thư. Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị ở một số trường hợp người bệnh. Chủ yếu hóa trị điều trị ung thư dạ dày thường là sự kết hợp của các thuốc hóa trị, trong đó có:

  • Cisplatin
  • Oxaliplatin (Eloxatin)
  • Fluorouracil (5-FU)

Các thuốc khác có thể điều trị ung thư dạ dày:

  • Capecitabine (Xeloda)
  • Docetaxel (Taxotere)
  • Epirubicin (Ellence)
  • Irinotecan (Camptosar)
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Tegafur/gimeracil/oteracil (TS-1)

Liệu pháp đích là phương pháp điều trị trúng đích các gen đặc thù của ung thư, các protein, hoặc môi trường mô góp phần vào sự phát triển và sống sót của ung thư. Liệu pháp đích ngăn chặn sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư và ít gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

Để có phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi người bệnh, bác sĩ ung thư có thể tiến hành một số xét nghiệm để nhận biết các gen, các protein và các yếu tố khác của khối u (ung thư) của mỗi người bệnh. Liệu pháp đích điều trị ung thư dạ dày:

  • Liệu pháp đích kháng HER2: Một số ung thư có thể biểu hiện quá mức một protein được gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô ở người 2 (HER2). Ung thư đó được gọi là “ung thư dương tính với HER2”. Trastuzumab (Herceptin, Herzuma, Ogivri, Ontruzant) kết hợp với hóa trị có thể là phương pháp điều trị được quyết định cho người bị ung thư dạ dày dương tính HER2 giai đoạn tiến triển.
  • Liệu pháp kháng tạo mạch máu (chống tăng sinh mạch máu): Liệu pháp kháng tạo mạch máu tập trung vào hạn chế quá trình tạo mạch máu, hình thành các mạch máu mới của ung thư. Vì khối u cần có chất dinh dưỡng được vận chuyển bởi các mạch máu cho sự phát triển của khối u, mục đích của liệu pháp kháng tạo mạch máu là để khối u “chết đói”. Đối với người bệnh mà khối u phát triển khi được hóa trị ban đầu, thuốc kháng tạo mạch máu, ramucirumab (Cyramza) là điều trị bổ sung.

Liệu pháp miễn dịch được thiết kế để tăng cường phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chiến đấu với ung thư. Chất ức chế điểm kiểm soát là một loại của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư dạ dày.

Chất ức chế PD-1: là một dạng của liệu pháp miễn dịch, điều trị ung thư với chất ức chế PD-1. Pembrolizumab (Keytruda) và Nivolumab (Opdivo) là các thuốc có đích PD-1, một protein điểm kiểm soát trên các tế bào của hệ thống miễn dịch được gọi là các tế bào T, thường kiểm soát các tế bào T không tấn công các tế bào bình thường trong cơ thể. Bằng cách khóa PD-1, thuốc tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch chống các tế bào ung thư dạ dày. Có thể giúp thu nhỏ một số khối u hoặc chậm sự phát triển của khối u.

Tác dụng phụ khi Điều trị Ung thư Dạ dày?

Phẫu thuật ung thư dạ dày tương đối phức tạp và có thể có các biến chứng. Giống với các phương pháp điều trị ung thư khác, thì phẫu thuật có lợi ích, rủi ro, và tác dụng phụ. Sau khi phẫu thuật, thường bị đau bởi tác động của phẫu thuật đến cơ thể. Đa số người bệnh có ít nhất một số lần đau sau quá trình phẫu thuật, có thể thường cần dùng thuốc giảm đau.

Các tác dụng phụ do phẫu thuật có thể có buồn nôn, ợ nóng, đau vùng bụng và tiêu chảy. Và người bệnh thường mệt mỏi sau khi phẫu thuật. Nhiều người rất mệt do quá trình phẫu thuật, đặc biệt khi phẫu thuật có liên quan tới bụng trong trường hợp bị ung thư dạ dày. Mệt thường giảm dần, khi mà sau phẫu thuật được khoảng thời gian hai đến bốn tuần.

Có thể có các tác dụng phụ khi xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày, điều đó phụ thuộc vào vùng cần xạ trị. Xạ trị thường có tác dụng phụ:

  • Kích ứng da
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Số lượng tế bào máu giảm thấp
  • Loét miệng và nướu (lợi)/khó nuốt/khô miệng
  • Phù bạch huyết

Hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày thường có các tác dụng phụ:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Kiệt sức
  • Chán ăn
  • Rụng tóc
  • Các thay đổi ở da và móng
  • Tê và ngứa
  • Sưng tấy
  • Số lượng bạch cầu thấp, số lượng hồng cầu thấp và số lượng tiểu cầu thấp
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Nguy cơ bị vô sinh

Phụ thuộc vào loại thuốc đích điều trị ung thư dạ dày mà có thể có các tác dụng phụ:

  • Tăng huyết áp (huyết áp cao)
  • Số lượng bạch cầu giảm, số lượng hồng cầu giảm và số lượng tiểu cầu giảm
  • Có các cục máu đông
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn và giảm cân nặng cơ thể
  • Phát ban da/Loét miệng
  • Độc tính trên tim
  • Rối loạn tuyến giáp

Các tác dụng phụ có thể có của liệu pháp miễn dịch khi điều trị ung thư dạ dày:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Phát ban và các thay đổi ở da khác
  • Ngứa
  • Các vấn đề về thị lực
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Chán ăn
  • Ho và Khó thở
  • Rối loạn tuyến giáp

Tôi cần làm gì khi bị Ung thư Dạ dày?

Nếu nghi ngờ bị ung thư dạ dày, thì cần đi khám ở trung tâm ung thư để có được sự hỗ trợ cần thiết càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày chính xác có vai trò quan trọng cho điều trị bệnh.

Cho dù người bệnh có thể đang ở giai đoạn nào của ung thư dạ dày, thì người bệnh cần có được điều trị với bác sĩ ung thư có chuyên môn về ung thư dạ dày sớm nhất có thể. Với tốc độ phát triển về chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày, các phương pháp điều trị mới có thể được tiến hành bởi các bác sĩ ung thư uy tín.

Các bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare có chuyên môn trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm, ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển, và giai đoạn muộn.

Chuyên gia Ung thư Dạ dày ở Singapore?

Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư

https://oncocare.sg/specialists/dr-akhil-chopra/

Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Delhi) – Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ (Nội khoa) – Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ (Huyết học) – Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ (Ung thư)

Trước khi tham gia vào Trung tâm Ung thư OncoCare ở Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, Bác sĩ Akhil Chopra là chuyên gia cao cấp về ung thư ở Johns Hopkins Singapore, Bệnh viện Tan Tock Seng và Phó Giáo sư ở Trường Y Lee Kong Chian.

Bác sĩ Chopra có kinh nghiệm về điều trị nhiều loại ung thư: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn và bàng quang, các bệnh ung thư phụ khoa như ung thư buồng trứng và ung thư tử cung/cổ tử cung, ung thư dạ dày và đa u tủy xương/bệnh bạch cầu mạn tính. Bên cạnh đó, bác sĩ có chuyên môn lâm sàng và hoạt động nghiên cứu khoa học, và có giảng dạy sinh viên y của Trường Y Lee Kong Chian và sinh viên y và y nội trú Trường Đại học Johns Hopkins, Baltimore ở Hoa Kỳ (USA).

Hồ sơ Y của Bác sĩ Akhil Chopra

  • Tốt nghiệp Đại học Delhi năm 2001
  • Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Nội khoa
  • Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Ung thư
  • Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Huyết học
  • Được đào tạo ở Bệnh viện Đại học Hahnemann/Trường Y Đại học Drexel ở Philadelphia, Hoa Kỳ

Chuyên môn về ung thư: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn và bàng quang, ung thư phụ khoa: ung thư buồng trứng và tử cung/cổ tử cung.

Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư

Cử nhân Danh dự về Y khoa, Phẫu thuật, Phụ Sản (Ireland) – Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) – Chương trình đào tạo Y FRCP (Edinburgh) – Chương trình đào tạo Y FRCP (Ung thư)

Bác sĩ Benjamin Chuah, chuyên gia cao cấp, bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare, trước đó là chuyên gia ở Khoa Ung thư – Huyết học, Viện Ung thư Quốc gia Singapore, Bệnh viện Đại học Quốc gia.

Tốt nghiệp ngành Y từ Trường Trinity, Dublin năm 1998, khi bác sĩ được trao giải thưởng: Professor Prize in Physic (Phẫu thuật) và Arthur Ball Prize (vị trí thứ 2), Chuah đi về Singapore và là thành viên của Trường Y Hoàng gia của Vương quốc Anh năm 2002.

Trước khi tham gia vào khu vực tư nhân, Bác sĩ Benjamin Chuah (thường được người bệnh gọi là Bác sĩ Ben Chuah) hoạt động tích cực trong nghiên cứu và giảng dạy y sau đại học. Chuah là Giám đốc điều hành Giáo dục Y Sau đại học (Ung thư) và Chương trình Y nội trú (Nội khoa). Bác sĩ được trao Giải thưởng Giáo dục Xuất sắc Sau đại học, Bệnh viện Đại học Quốc gia năm 2011. Bác sĩ có nhiều năm nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong nhiều năm và tham gia điều tra các thử nghiệm quốc tế về sử dụng các thuốc liệu pháp đích mới đối với ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy. Benjamin Chuah có được Giải thưởng: NUH Innovative Grant (Chương trình Đổi mới NUH) cho nghiên cứu dược động học warfarin và Giải thưởng Quỹ Kobayashi về các thay đổi biểu hiện các protein liên quan đến ung thư vú đáp ứng với hóa trị tân bổ trợ. Các nghiên cứu của Bác sĩ Chuah với một số ấn phẩm được công bố là tác giả hàng đầu trên các tạp chí y tế và ung thư có ảnh hưởng lớn, trong đó có Tạp chí Gastroenterology (vị tràng học), GUT và Biên niên sử về Ung thư.

Bác sĩ Ben Chuah có chuyên môn về các bệnh ung thư đường tiêu hóa, bao gồm có ung thư thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy, gan (ung thư biểu mô tế bào gan), ung thư thần kinh nội tiết và ung thư đại trực tràng. Bác sĩ có nghiên cứu ung thư lâm sàng về ung thư túi mật tế bào nhỏ với hạ natri máu cận ung thư, khám phá thiếu các đột biến soma trong VEGFR-2 tyrosine kinase domain ở ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô tế bào thận (ung thư thận) với di căn xương và sử dụng thuốc hóa trị, docetaxel (Taxotere) không kết hợp hoặc có kết hợp với ketoconazole trong ung thư vú. Bác sĩ công bố về sàng lọc (tầm soát) ung thư đại trực tràng và liên quan tới nghiên cứu giai đoạn 2, có tính ngẫu nhiên về ganitumab hoặc conatumumab kết hợp với FOLFIRI (5-FU, leucovorin, irinotecan) cho điều trị dòng hai của ung thư đại trực tràng di căn KRAS đột biến.

Hồ sơ Y của Bác sĩ Akhil Chopra

  • Tốt nghiệp Trường Trinity, Đại học Dublin, Ireland năm 1998.
  • MRCP (UK), Trường Y Hoàng gia của Vương quốc Anh, 2002.
  • Giải thưởng: Professor’s Prize in Physic (Phẫu thuật) 1998, Arthur Ball Prize (vị trí thứ 2) 1998, NUH Innovative Grant 2007, Kobayashi Foundation Award 2010 và NUH Postgraduate Teaching Excellence Award 2011.
  • Bác sĩ Benjamin Chuah điều hành Giáo dục Y Sau đại học (Ung thư) và Chương trình Y nội trú (Nội khoa) ở Bệnh viện Đại học Quốc gia.

Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore) – Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh)

Bác sĩ Thomas Soh là chuyên gia cao cấp, bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare. Bác sĩ được công nhận bởi Văn phòng Giám hộ Cộng đồng, giúp người bệnh với tạo Giấy ủy quyền dài hạn (LPA).

Trước đó thì bác sĩ Thomas Soh là chuyên gia ở Phòng Ung thư – Huyết học ở Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) và chuyên gia được mời ở Bệnh viện Tổng hợp Ng Teng Fong.

Thomas Soh tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2003 và là thành viên của Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) năm 2007. Sau đó được đào tạo cao hơn về Ung thư năm 2012.

Bác sĩ Thomas Soh tham gia rất nhiều vào giáo dục đại học và sau đại học, Chương trình Y nội trú (Nội khoa) và Chương trình Y thường trú Ung thư ở Bệnh viện Đại học Quốc gia từ năm 2012 đến 2016. Bác sĩ Thomas Soh được công nhận vì người thầy tốt cho các bác sĩ trẻ và sinh viên y khoa, với Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc năm 2014, từ Viện Ung thư Đại học Quốc gia (NCIS), và Giải thưởng Hướng dẫn tốt nhất cho giảng dạy đại học năm 2015 bởi Cụm Y Đại học, NUH.

Bác sĩ Thomas Soh được tin tưởng về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, và bác sĩ Soh điều hành các dự án cải thiện chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ đạt được nhiều Giải thưởng vì tham gia vào các Chương trình Tăng cường Thực hành Lâm sàng được thực hiện ở NUH. Từ 2013-2015, bác sĩ Soh ở vai trò điều hành Ủy ban với tư cách Thư ký Danh dự Hiệp hội Ung thư Singapore.

Bác sĩ Soh tích cực hoạt động nghiên cứu và giáo dục y về ung thư. Soh có được tài trợ cho các nghiên cứu từ Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia, Singapore, Chương trình Hỗ trợ Lương Điều tra Lâm sàng (CISSP) ba lần. Bác sĩ Thomas Soh nghiên cứu các phản ứng thuốc và độc tính trong điều trị ung thư, hiểu biết về các thuốc hóa trị và liệu pháp thuốc đích được hấp thụ và loại bỏ trong cơ thể liên quan đến dược động học, dược lực học. Bác sĩ công bố nghiên cứu về các biến thể gen ảnh hưởng tới hóa trị ở người bệnh ung thư vú Châu Á. Các nghiên cứu được công bố về ung thư đại trực tràng liên quan tới hoạt động của DNA tự do của tế bào, các thuốc hóa trị Regorafenib, phác đồ FOLFIRI (irinotecan, 5-fluorouracil và folinic acid).

Bác sĩ Thomas Soh điều tra trong các thử nghiệm lâm sàng ung thư đường tiêu hóa và với hơn 10 nghiên cứu được công bố ở các tạp chí y học và ung thư. Bác sĩ điều tra các nghiên cứu về các tế bào u lưu hành, và các thử nghiệm trong ung thư tế bào gan (ung thư gan) với các thuốc như Sorafenib, Lenvatinib, Carbozantinib. Đối với ung thư đại trực tràng các thử nghiệm liên quan đến các thuốc như Cetuximab (Erbitux) với FOLFOX (Oxaliplatin, 5-fluorouracil và folinic acid), phác đồ FOLFIRI, Aflibercept và Y90 (Therasphere). Trong ung thư tuyến tụy tiến triển, bác sĩ điều tra các nghiên cứu về sử dụng Gemcitabine, Masitinib, và Abraxane. Kinh nghiệm giúp bác sĩ Thomas Soh có cơ hội để chăm sóc bệnh nhân ung thư tốt và được công nhận về sự đóng góp chuyên môn trong các vấn đề về ung thư đó.

Bác sĩ Soh có chuyên môn về các bệnh ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng) và ung thư gan mật (gan, tuyến tụy, đường mật và túi mật). Soh là chuyên gia ung thư chăm sóc người bệnh bị ung thư thần kinh nội tiết. Soh có khả năng nói được tiếng anh (English), tiếng trung (Mandarin), Malay, Bahasa, Hokkien và chăm sóc cho nhiều người bệnh Malay, Indonesian. Và nhiều người bệnh quốc tế khác, trong đó có Việt Nam, Myanmar, Banglahdeshi, Cam-pu-chia (Cambodian) với trợ giúp của người phiên dịch tiếng.

Hồ sơ Y của Bác sĩ Akhil Chopra

  • Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2003
  • Thành viên của Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) năm 2007
  • Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc năm 2014, NCIS
  • Giải thưởng Giảng dạy Đại học tốt nhất UMC NUH năm 2015
  • Quỹ nghiên cứu từ Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia (NMRC), Singapore, Giải thưởng Chương trình Hỗ trợ Lương Điều tra Lâm sàng (CISSP) ba lần.
  • Nghiên cứu với hơn 10 công bố về ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.
  • Có chuyên môn về ung thư: ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng) và ung thư gan mật (gan, tuyến tụy, đường mật và túi mật).

Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore) – Thạc sĩ Y (Singapore) – Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) – Học viện Y khoa Singapore (Ung thư) – Thạc sĩ Khoa học Y Nghiên cứu Lâm sàng (Duke, Hoa Kỳ)

Bác sĩ Wong Nan Soon là chuyên gia cao cấp, bác sĩ ung thư với hơn 15 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, quản lý nhiều bệnh ung thư.

Bác sĩ Wong Nan Soon có chuyên môn về các bệnh ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư hậu môn, ung thư mật, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) và u thần kinh nội tiết.

Bên cạnh đó thì bác sĩ Soon điều trị các bệnh ung thư khác, có ung thư phổi, ung thư thận, ung thư tử cung, cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Bác sĩ Wong Nan Soon tốt nghiệp Khoa Y, Đại học Quốc gia Singapore năm 1994, và có bằng Thạc sĩ Y (Nội khoa) và thành viên Trường Y Hoàng gia Vương quốc Anh năm 2000.

Năm 2003, Bác sĩ Wong Nan Soon được đào tạo chuyên môn cao hơn về ung thư,

sau đó có 1 năm theo học lâm sàng về ung thư vú ở Sunnybrook và Trung tâm Khoa học Sức khỏe Phụ nữ, Toronto, Canada, bác sĩ được đào tạo bởi các bác sĩ ung thư vú nổi tiếng thế giới, trong đó có Giáo sư Kathleen Pritchard.

Bác sĩ Soon ở vị trí chuyên gia năm 2006 và vị trí chuyên gia cao cấp và điều hành Nhóm Ung thư vú của Khoa Ung thư, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore năm 2009.

Năm 2009, bác sĩ Soon được Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia Singapore danh giá theo nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I ở Đại học Duke, North Carolina, Hoa Kỳ (USA). Trong thời gian đó, bác sĩ Soon có tìm hiểu về các ung thư đường tiêu hóa, được hướng dẫn bởi Giáo sư Herbert Hurwitz. Được đào tạo sâu hơn về thống kê sinh học và phương pháp nghiên cứu lâm sàng, có bằng thạc sĩ về nghiên cứu khoa học y tế.

Với kiến thức và kinh nghiệm trong sử dụng kết hợp các thuốc mới, bác sĩ Soon có thể đề nghị điều trị thuốc tiên tiến cho ung thư giai đoạn sớm và kháng thuốc khó điều trị đối với ung thư tiến triển.

Hồ sơ Y của Bác sĩ Akhil Chopra

  • Giải thưởng Novartis cho Người nghiên cứu trẻ về Ung thư Canada năm 2005
  • Hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư Canada, Giải thưởng Best Poster Award 2005
  • Chủ tịch Ủy ban Quỹ Điều trị Y tế, Hiệp hội Ung thư Singapore 2007
  • Giảng viên lâm sàng, Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ 2006-2011
  • Phó Giáo sư Khoa Khoa học Lâm sàng, Đại học Quốc gia Duke Singapore, 2011-2013
  • Chuyên gia cao cấp được mời, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK, Singapore 2010-2011
  • Chuyên gia cao cấp, Khoa Ung thư, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore 2009-2011
  • Chuyên gia được mời, Khoa Ung thư, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore 2012-2014
  • Thành viên Ủy ban Đào tạo Chuyên gia (chuyên ngành Ung thư), Bộ Y tế từ năm 2009 đến 2012
  • Giảng viên được mời của Trường Khoa học Y Nanyang
  • Điều hành Giáo dục Người bệnh và Cộng đồng, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore 2008-2011
  • Điều hành Phòng Tiếp cận Cộng đồng và Từ thiện, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore
  • Phó Chủ tịch, Hiệp hội Ung thư Singapore năm 2011-2012
  • Thành viên Hội đồng, Chi hội của Bác sĩ Ung thư Y tế Singapore 2009-2012
  • Thư ký Danh dự, Chi hội Bác sĩ Ung thư Y tế, Trường Y, Học viện Y khoa Singapore 2007-2008
  • Thành viên của Ủy ban Chỉ đạo Thử nghiệm lâm sàng, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore, 2008-2011
  • Thành viên Hiệp hội Ung thư Singapore
  • Thành viên Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ
  • Thành viên Hiệp hội Gan Tụy Mật của Singapore
  • Chủ tịch Nhóm hoạt động Ung thư vú, Mạng lưới Ung thư Singapore từ 2014
  • Tham gia vào hơn 30 thử nghiệm lâm sàng và dược phẩm trong nước và quốc tế
  • Bác sĩ Soon là người được trao nhiều khoản tài trợ nghiên cứu cấp quốc gia và tổ chức.
  • Với hơn 60 công bố ở các tạp chí ung thư trong nước và quốc tế, bao gồm có Tạp chí Ung thư Lâm sàng, Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng, và Biên niên sử về Ung thư.
  • Giảng viên thuyết trình ở nhiều hội nghị ung thư trong nước và quốc tế.

Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư

Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore), Đào tạo Sau đại học với chứng nhận Y người già, Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh), Thạc sĩ Y (Nội khoa)

Angela Pang là bác sĩ ung thư cao cấp ở Trung tâm Ung thư OncoCare và chuyên gia được mời ở Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore (NCIS).

Trước đó thì Bác sĩ Angela Pang là chuyên gia của Khoa Ung thư – Huyết học của Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore (NCIS), Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) và chuyên gia được mời ở Bệnh viện Tổng hợp Ng Teng Fong (NTFGH).

Bác sĩ Angela Pang tốt nghiệp Trường Y, Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Sau đó, bác sĩ có các chứng nhận sau đại học – Thạc sĩ Y (Nội khoa) từ NUS, và thành viên của Trường Y Hoàng gia Vương quốc Anh (UK). Tiếp theo đó, bác sĩ Angela Pang hoàn thành đào tạo chuyên sâu hơn về Ung thư ở Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH), Singapore và được Giải thưởng Học bổng Nghiên cứu NCIS về nghiên cứu u sarcoma có hợp tác nghiên cứu với Giáo sư Robert G Maki ở Viện Ung thư Tisch, Bệnh viện Mount Sinai, New York.

Với mục tiêu tối ưu hóa chăm sóc người bệnh ung thư cao tuổi, Bác sĩ Pang tiếp tục theo đuổi chứng nhận tốt nghiệp về Y lão khoa ở Trường Y Yong Loo Lin (YLLSOM). Để tích hợp chuyên môn trong lão khoa và ung thư, bác sĩ Pang được đào tạo về ung thư người già với Bác sĩ Beatriz Korc và Bác sĩ Stuart Lichtman ở Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, New York.

Bác sĩ Pang có chuyên môn lâm sàng chính về các u sarcoma mô mềm/xương, ung thư đường tiêu hóa (trong đó có ung thư dạ dày) và ung thư người già. Và điều hành Dịch vụ Ung thư Cơ Xương Khớp ở NCIS, và thiết lập dịch vụ đa ngành Ung thư Người già ở NCIS và NTFGH.

Angela Pang là điều tra chính cho một số thử nghiệm lâm sàng ung thư đa trung tâm quốc tế và được tài trợ. Nghiên cứu của Pang được công bố ở nhiều tạp chí được đánh giá uy tín, có Tạp chí Ung thư Lâm sàng (JCO), Tạp chí Hiệp hội Y Hoa Kỳ về Ung thư (JAMA), Tạp chí Nature Communications, Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Y nước Anh (BMJ) GUT, Tạp chí Oncogene (Gen Ung thư), Tạp chí Oncotarget (Ung thư đích) và tạp chí khác.

Bác sĩ Angela Pang là thành viên của một số tổ chức chuyên nghiệp, bao gồm có Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hiệp hội Ung thư Châu Âu (ESMO), Hiệp hội Ung thư người cao tuổi quốc tế (SIOG) và Hiệp hội Ung thư mô liên kết (CTOS).

Bác sĩ Angela Pang tham gia tích cực trong đào tạo sinh viên y đại học và sau đại học ở YLLSOM và NUH. Bác sĩ có được Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc và trước đó thì Pang là Trợ lý Giáo sư ở Khoa Y, YLLSOM và đào tạo sinh viên y và y nội trú (Ung thư) của NUH.

Bác sĩ Pang nói được tiếng anh (English), tiếng trung (Mandarin) và Hokkien, biết một ít tiếng Malay/Bahasa đơn giản. Bác sĩ chăm sóc nhiều người bệnh đến từ nhiều vùng trên thế giới như Malaysia, Indonesia, Việt Nam (Vietnam), Myanmar, Trung Quốc (China), Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ (India), Canada và Mongolia.

Hồ sơ Y của Bác sĩ Angela Pang

  • Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore với Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (MBBS) năm 2005.
  • Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) và Thạc sĩ Y (Ung thư Nội khoa) (NUS) năm 2009.
  • Giải thưởng Học bổng NCIS (2015-2016) nghiên cứu Sarcoma ở Viện Ung thư Tisch, Bệnh viện Mount Sinai với Giáo sư Robert Maki.
  • Tham gia Chương trình Ung thư Người già ở Trung tâm Ung thư Memorial Sloane Kettering (New York) năm 2016.
  • Điều hành Dịch vụ Ung thư Cơ Xương Khớp (Sarcoma) ở NCIS.
  • Điều hành Chương trình Dịch vụ Ung thư Người già ở NCIS và NTFGH.
  • Trợ lý Giáo sư Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ 2017 – 2022.
  • Công bố nghiên cứu ở các tạp chí quốc tế uy tín, bao gồm có Tạp chí Ung thư Lâm sàng (JCO), Tạp chí Hiệp hội Y Hoa Kỳ về Ung thư (JAMA), Tạp chí Nature Communications, Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Y nước Anh (BMJ) GUT, Tạp chí Oncogene, Tạp chí Oncotarget và các tạp chí khác.
  • Các giải thưởng về giáo dục:
    • Giải thưởng giảng dạy liên ngành chuyên nghiệp NUHS năm 2014.
    • Giải thưởng giảng dạy sau đại học xuất sắc của Khoa NCIS năm 2015
    • Giải thưởng Hợp tác Ngày nhà giáo NUHS năm 2021.
  • Bác sĩ với Giải thưởng Sáng kiến Gắn kết Bệnh nhân Singapore cho Chương trình Người tạo giấc mơ của NCIS vào năm 2021.
  • Bác sĩ Angela Pang có được một số khoản tài trợ bao gồm có khoản tài trợ của Hiệp hội Ung thư Singapore, Quỹ Sức khỏe Jurong, Tài trợ bắc cầu NUHS và Chương trình Hỗ trợ Lương Điều tra Lâm sàng của Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia (NMRC).
  • Angela Pang là thành viên của một số tổ chức chuyên nghiệp, bao gồm có Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hiệp hội Y Ung thư Châu Âu (ESMO), Hiệp hội quốc tế Ung thư người già (SIOG) và Hiệp hội Ung thư mô liên kết (CTOS).
  • Bác sĩ Angela Pang có tập trung vào các bệnh ung thư: sarcoma mô mềm/xương, ung thư đường tiêu hóa và ung thư người già.

Các bài báo

1) Thái độ của bác sĩ ung thư khi điều trị bệnh nhân ung thư cao tuổi ở một nước Châu Á phát triển. Angela Pang, Shirlynn Ho và Soo-Chin Lee, BMC Geriatr.2013 Apr 16;13:35. doi: 10.1186/1471-2318-13-35.

2) Nguy cơ tái hoạt động của vi rút viêm gan B thay đổi theo các phác đồ hóa trị khác nhau thường được sử dụng cho các khối u rắn đặc. . Ling WH, Soe PP, Pang AS, Lee SC.Br J Cancer. 2013 May 28;108(10):1931-5. doi: 10.1038/bjc.2013.225. Epub 2013 May 7.

3) Bệnh hạch bạch huyết và tắc nghẽn đường thở. Li A, Khoo KL, Tan CL, Pang A, Lee P. Am J Respir Crit Care Med. 2015 Jan 1;191(1): e1-3. doi: 10.1164/rccm.201409-1622IM.

4) Liệu pháp điều trị tiên tiến cho các u sarcoma mô mềm tiến triển ở người trưởng thành: được đánh giá. Angela Pang, Mariana Carbini, Robert G. Maki. JAMA Oncol. 2016; 2(7):941-947.

5) Nghiên cứu nhãn mở, ngẫu nhiên giai đoạn Ib/II của doxorubicin và cyclophosphamide không hoặc có kết hợp với sunitinib liều thấp, thời gian ngắn trong điều trị ung thư vú trước phẫu thuật. Andrea L.A. Wong, Raghav Sundar, Ting-Ting Wang, Thian-C Ng, Bo Zhang, Sing-Huang Tan, Thomas I.P. Soh, Angela SL Pang, Chee-Seng Tan, Samuel GW Ow, Lingzhi Wang, Jannet Mogro, Jingshan Ho, Anand D. Jeyasekharan, Yiqing Huang, Choon-Hua Thng, Ching-Wan Chan, Mikael Hartman, Philip Iau, Shaik A. Buhari, Boon-Cher Goh, Soo-Chin Lee Oncotarget. 2016 Sep 27; 7(39): 64089–6409.

6)Sarcom biểu mô và các ung thư có liên quan: Các khối u bắt trong hoạt động của chuyển dạng biểu mô – trung mô. Angela Pang, Mariana Carbini, Andre L. Moreira, Robert G. Maki. Journal of Clinical Oncology 2018 36:2, 210-216.

7) Giám sát theo chiều dọc cho thấy các thay đổi năng động trong các tế bào ung thư lưu hành trong cơ thể (CTCs) và miRNAs liên kết với CTC đáp ứng với hóa trị ở người bệnh ung thư đại trực tràng di căn. Karen Tan, Sai Mun Leong, Zizheng Kee, Patrick Vincent Caramat, James Teo, Michael Vito Martin Blanco, Evelyn SC Koay, Wai Kit Cheong, Thomas I-Peng Soh, Wei Peng Yong, Angela Pang. Cancer Letters, Volume 423, 1 – 8.

8) Bromodomain và extraterminal proteins tăng cường các chương trình quy định phiên mã lõi và tính tổn thương ở sarcom mỡ.

Chen Y, Xu L, Mayakonda A, Huang ML, Kanojia D, Tan TZ, Dakle P, Lin RY, Ke XY, Said JW, Chen J, Gery S, Ding LW, Jiang YY, Pang A, Puhaindran ME, Goh BC, Koeffler HP.Nat Commun. 2019 Mar 22;10(1):1353. doi: 10.1038/s41467-019-09257-z.

9) Bối cảnh điều trị sarcoma mạch tiến triển ở Châu Á-Một sự hợp tác đa quốc gia từ Liên đoàn Sarcoma Châu Á.

Chen TW, Pang A, Puhaindran ME, Maw MM, Loong HH, Sriuranpong V, Chang CC, Mingmalairak S, Hirose T, Endo M, Kawai A, Farid M, Tan SH, Goh WL, Quek R, Chan JCH, Leung AKC, Ngan RKC.Cancer Sci. 2021 Mar;112(3):1095-1104. doi: 10.1111/cas.14793. Epub 2021 Feb 7.

10) Kết quả nghiên cứu pha II, hóa chất màng bụng paclitaxel và hóa chất toàn thân với capecitabine và oxaliplatin (XELOX) cho ung thư dạ dày di căn phúc mạc.

Daryl Chia, Raghav Sundar, Guo Wei Kim, Jiajun Ang, Jeffrey Lum, Min En Nga, Chee Cheng Ean, Hon Lyn Tan, Jingshan Ho, Natalie Ngoi, Matilda Lee, Vaishnavi Muthu, Gloria Chan, Angela Pang, Yvonne Ang, Joan Choo, Joline Si Jing Lim, Asim Shabbir, Wei-Peng Yong, and Jimmy Bok Yan So. Journal of Clinical Oncology 2021 39:3_suppl, 165-165.

11) MNK1 và MNK2 thực thi biểu hiện của E2F1, FOXM1 và WEE1 điều khiển sarcoma mô mềm. Ke XY, Chen Y, Tham VY, Lin RY, Dakle P, Nacro K, Puhaindran ME, Houghton P, Pang A, Lee VK, Ding LW, Gery S, Hill J, Chen L, Xu L, Koeffler HP.Oncogene. 2021 Mar;40(10):1851-1867. doi: 10.1038/s41388-021-01661-4.

12) Nhắm mục tiêu Glycolysis trong đại thực bào bảo vệ chống ung thư biểu mô tuyến thể ống tuyến tụy.

Penny HL, Sieow JL, Gun SY, Lau MC, Lee B, Tan J, Phua C, Toh F, Nga Y, Yeap WH, Janela B, Kumar D, Chen H, Yeong J, Kenkel JA, Pang A, Lim D, Toh HC, Hon TLK, Johnson CI, Khameneh HJ, Mortellaro A, Engleman EG, Rotzschke O, Ginhoux F, Abastado JP, Chen J, Wong SC. Int J Mol Sci. 2021 Jun 14;22(12):6350. doi: 10.3390/ijms22126350. PMID: 34198548; PMCID: PMC8231859.

13) Xạ phẫu lập thể trong Sarcom mô mềm phế nang di căn não: các trường hợp và đánh giá tài liệu.

Lim JX, Karlsson B, Pang A, Vellayappan BA, Nga V. J Clin Neurosci. 2021 Nov; 93:227-230. doi: 10.1016/j.jocn.2021.09.002. Epub 2021 Sep 24. PMID: 34656252.

14) Hóa trị toàn thân duy trì hoạt động kháng u ở các u xơ độc lập với các đột biến đặc thù trong CTNNB1 hoặc APC: nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm. Nathenson MJ, Hu J, Ratan R, Somaiah N, Hsu R, DeMaria PJ, Catoe HW, Pang A, Subhawong TK, Amini B, Sweet K, Feister K, Malik K, Jagannathan J, Braschi-Amirfarzan M, Sheren J, Caldas Y, Moreno Tellez C, Rosenberg AE, Lazar AJ, Maki RG, Benedetto P, Cohen J, Trent J, Ravi V, Patel S, Wilky BA. Clin Cancer Res. 2022 Feb 18: clincanres.4504.2021. doi: 10.1158/1078-0432.CCR-21-4504. Epub ahead of print. PMID: 35180772.

Ung thư Dạ dày?

Quan điểm về Ung thư Dạ dày

Dạ dày ở vị trí bụng trên và đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn được nuốt, bị đẩy xuống ống cơ được gọi là thực quản, kết nối họng với dạ dày. Sau đó, thức ăn đi đến dạ dày. Dạ dày trộn thức ăn và tiết dịch dạ dày để giúp phá vỡ và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi vào ruột non để tiêu hóa tiếp.

Ung thư dạ dày bắt đầu phát sinh khi các tế bào khỏe mạnh của dạ dày biến đổi bất thường và phát triển mất kiểm soát hình thành khối u. Khối u có thể là ung thư hoặc lành tính. Khối u (ung thư) là ác tính, có thể phát triển và lan truyền đến các phần khác của cơ thể. Ung thư có thể bắt đầu ở bất kì phần nào của dạ dày. Ung thư có thể lan truyền đến các hạch bạch huyết gần đó và các phần khác của cơ thể, như gan, phúc mạc, phổi và xương.

Đa số ung thư dạ dày phát sinh từ các tế bào tuyến lót bên trong dạ dày và được gọi là ung thư biểu mô tuyến. Các loại khối u (ung thư) khác hình thành trong dạ dày bao gồm có u lympho, u mô đệm đường tiêu hóa (GIST), và u thần kinh nội tiết, nhưng các bệnh ung thư đó thường hiếm gặp.

Ở Singapore, ung thư dạ dày là ung thư phổ biến xếp thứ 7 ở nam giới và xếp thứ 9 ở nữ giới. Hàng năm, hơn 300 người chết vì ung thư dạ dày, nhưng nếu được phát hiện sớm, thì có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày.

Toàn thế giới, ung thư dạ dày là ung thư phổ biến xếp thứ 5, có hơn một triệu trường hợp mỗi năm và chiếm 5.7% trong tổng số các bệnh ung thư được chẩn đoán.

Dấu hiệu & Triệu chứng Ung thư Dạ dày?

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày thường khó phát hiện khi ung thư ở giai đoạn sớm vì ung thư dạ dày thường không gây các triệu chứng đặc thù. Khi xuất hiện các triệu chứng thì có thể mơ hồ và có thể có các triệu chứng được liệt kê dưới đây.

  • Khó tiêu hoặc ợ nóng
  • Đau hoặc khó chịu ở bụng
  • Buồn nôn và nôn ói, đặc biệt nôn thức ăn đặc sau khi ăn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đầy bụng sau khi ăn
  • Chán ăn
  • Cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng khi ăn

Các triệu chứng của ung thư dạ dày tiến triển có thể có:

  • Kiệt sức và mệt mỏi
  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân
  • Giảm cân nặng mà không giải thích được

Sàng lọc Ung thư Dạ dày

Sàng lọc (tầm soát) được dùng để tìm kiếm ung thư trước khi có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Ung thư dạ dày thường tìm thấy khi người bệnh đi khám bệnh vì các dấu hiệu hoặc triệu chứng mà họ đang có. Nếu nghi ngờ bị ung thư dạ dày, các kiểm tra, xét nghiệm cần được tiến hành để chắc chắn về bệnh. Nếu tìm thấy ung thư, các xét nghiệm khác tiếp theo có thể tiến hành để hiểu biết nhiều hơn về bệnh.

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư dạ dày:

Nội soi đường tiêu hóa trên, hoặc được gọi là nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng (OGD) là xét nghiệm thường được tiến hành khi bác sĩ nghi ngờ một người bị ung thư dạ dày.

Trong quá trình kiểm tra nội soi, bác sĩ dùng một ống nội soi, là một ống mỏng mềm, linh hoạt, được chiếu sáng với một máy quay hình ảnh nhỏ ở đầu, đixuống cổ họng của người bệnh. Từ đó cho phép bác sĩ quan sát được lớp lót bên trong thực quản, dạ dày, và phần đầu của ruột non. Nếu các vùng cho thấy có bất thường, thì cần lấy mẫu sinh thiết với dụng cụ đi qua ống nội soi. Mẫu mô được mang đến phòng thí nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi để xem xét có bị ung thư.

Chẩn đoán Ung thư Dạ dày

Các bác sĩ sử dụng nhiều xét nghiệm để tìm kiếm hoặc chẩn đoán ung thư dạ dày. Có các xét nghiệm để biết về ung thư có lan truyền đến các phần khác của cơ thể từ vị trí ung thư bắt đầu. Nếu có thì đó được gọi là di căn. Ví dụ, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể cho thấy ung thư có lan truyền không?

Bác sĩ ung thư có thể xem xét các yếu tố dưới đây để chọn xét nghiệm chẩn đoán:

  • Loại ung thư nghi ngờ
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh
  • Tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Các kết quả xét nghiệm y tế trước đó

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày:

  • Lịch sử y tế và kiểm tra cơ thể: Khi nói về lịch sử y tế, bác sĩ hỏi người bệnh về các triệu chứng mà họ có (như có các vấn đề khi ăn uống, đau, và đầy bụng) để biết các triệu chứng có thể là của ung thư dạ dày hoặc nguyên nhân khác. Kiểm tra cơ thể có thể cho bác sĩ thông tin về các dấu hiệu có thể có của ung thư dạ dày.
  • Sinh thiết: Sinh thiết lấy một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm phân tử khối u: Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên mẫu khối u để xác định các gen, các protein và các yếu tố khác là duy nhất của mỗi khối u. Kết quả của xét nghiệm phân tử khối u có thể giúp quyết định chọn phương pháp điều trị ung thư cho người bệnh. Đối với ung thư dạ dày, xét nghiệm có thể về PD-L1 và mất ổn định vi vệ tinh cao (MSI-H), có thể được gọi là bị lỗi về sửa chữa bắt cặp sai. Xét nghiệm có thể giúp xác định khối u có tạo quá nhiều một protein được gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô ở người 2 (HER2), đặc biệt khi ung thư ở giai đoạn tiến triển hơn. Kết quả của các xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định chọn liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư dạ dày.
  • Nội soi: Xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát bên trong cơ thể với một ống mỏng, linh hoạt, có đèn sáng được gọi là máy soi dạ dày (máy nội soi). Người bệnh có thể gây mê khi ống đi vào qua miệng, xuống thực quản và đến dạ dày và ruột non. Bác sĩ có thể lấy mẫu mô sinh thiết trong khi nội soi và kiểm tra mẫu để xem xét các dấu hiệu của ung thư.

 

  • Siêu âm nội soi: Xét nghiệm giống với nội soi, nhưng ống soi dạ dày có một đầu dò siêu âm nhỏ ở cuối. Hình ảnh siêu âm thành dạ dày giúp bác sĩ xác định ung thư có lan truyền vào thành dạ dày và các hạch bạch huyết gần đó, mô, và các cơ quan khác, như gan hoặc tuyến thượng thận.
  • Nuốt Barium: Trong nuốt barium, người bệnh nuốt một chất lỏng có chứa barium, và chùm tia X được sử dụng. Barium bao phủ lớp lót của thực quản, dạ dày, và ruột, từ đó các khối u hoặc các bất thường khác được nhìn thấy trên hình ảnh X quang rõ ràng hơn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Chụp CT có được hình ảnh bên trong cơ thể bằng cách sử dụng các tia X theo các góc độ khác nhau. Chụp CT cho phép nhìn tốt hơn về vị trí khối u và ung thư có lan truyền đến các vị trí khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường để tạo hình ảnh chi tiết về cơ thể. MRI có thể đo lường kích thước khối u.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron PET/CT: Chụp PET/CT là chụp độ nhạy với sử dụng một lượng nhỏ chất đường phóng xạ như là thuốc nhuộm để nhìn thấy vị trí của khối u và đánh giá các vị trí khác của ung thư.
  • Nội soi ổ bụng: là cách trong đó bác sĩ phẫu thuật đưa một ống mỏng, linh hoạt, có đèn sáng được gọi là máy nội soi vào ổ bụng. Thường để tìm thấy ung thư có lan truyền đến lớp lót khoang bụng hoặc gan.

Nguyên nhân & Yếu tố Nguy cơ Ung thư Dạ dày?

Các yếu tố có thể tăng nguy cơ một người bị ung thư dạ dày:

  • Tuổi: Ung thư dạ dày thường xuất hiện ở người từ trên 55 tuổi. Đa số người bệnh bị chẩn đoán ung thư dạ dày khi ở độ tuổi từ 60 đến 70.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với nữ giới.
  • Vi khuẩn: Phổ biến là vi khuẩn Helicobacter pylori, được gọi là H. pylori, gây viêm dạ dày và loét. Do đó mà được xem như một trong các nguyên nhân chính của ung thư dạ dày. Có thể xét nghiệm H. Pylori, và nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Một người cần đi xét nghiệm H. pylori khi mà có người thân cấp một, như bố mẹ, anh chị em, hoặc con, người mà được chẩn đoán bị ung thư dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn H. Pylori. Các thành viên gia đình khác có thể bị ung thư dạ dày hoặc nhiễm H. Pylori, và nếu có thì được khuyến nghị đi điều trị.
  • Lịch sử gia đình (gen di truyền): Người bệnh có bố mẹ, con hoặc anh chị em mà bị ung thư dạ dày có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Các rối loạn gen di truyền, như ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, hội chứng Lynch, ung thư buồng trứng và vú di truyền (HBOC), và đa polyp tuyến gia đình (FAP) có thể tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Dân tộc: Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở người Châu Á
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm có nhiều muối có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
  • Phẫu thuật trước đó hoặc tình trạng sức khỏe: Người bệnh phẫu thuật dạ dày trước đó, thiếu máu ác tính (thiếu Vitamin B12), hoặc thiếu axit dịch tiêu hóa có nguy cơ cao hơn bị ung thư dạ dày.
  • Tiếp xúc nghề nghiệp: Tiếp xúc với các chất ô nhiễm (bụi và khói) có thể tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Hút thuốc lá và uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu nhiều có thể tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Béo phì: Tăng thừa cân nặng cơ thể có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Các loại Ung thư Dạ dày?

Các loại ung thư dạ dày có thể nói về loại tế bào mà ung thư bắt đầu. Có các loại ung thư dạ dày:

  • Ung thư biểu mô tuyến: Đa số ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến. Ung thư phát sinh từ các tế bào tuyến lớp lót trong dạ dày (niêm mạc). Có 2 loại chính của ung thư biểu mô tuyến.
  • Ruột: Loại ruột có xu hướng có tiên lượng tốt hơn. Các tế bào ung thư có khả năng có các thay đổi gen nhất định có thể giúp điều trị với liệu pháp thuốc đích.
  • Lan tỏa: Loại lan tỏa có xu hướng phát triển và lan truyền nhanh hơn. Đó là loại ung thư ít phổ biến hơn so với loại ruột và khó điều trị hơn.
  • U mô đệm đường tiêu hóa (GISTs): là loại ung thư hiếm gặp phát sinh từ các tế bào ở thành dạ dày được gọi là các tế bào kẽ của Cajal. GISTs có thể bắt đầu ở bất kì vị trí nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường bắt nguồn từ dạ dày.
  • U thần kinh nội tiết (U carcinoid): Các u thần kinh nội tiết (NETs) rất hiếm. U phát sinh từ các tế bào của dạ dày (hoặc các phần khác của đường tiêu hóa) hoạt động giống như các tế bào thần kinh theo một số cách và giống các tế bào (nội tiết) tạo hormon theo cách khác. Phần lớn NETs có xu hướng phát triển chậm và không lan truyền đến các cơ quan khác, nhưng một số u có thể phát triển và lan truyền nhanh.
  • U lympho: U lympho phát sinh từ các tế bào của hệ thống miễn dịch được biết là các tế bào lympho. Các u lympho thường bắt đầu từ các hạch bạch huyết ở các phần khác nhau của cơ thể, nhưng một số u lympho có thể bắt đầu từ thành dạ dày. Điều trị và kết quả của u lympho phụ thuộc vào loại u lympho và các yếu tố khác.
  • Các ung thư khác: Các loại ung thư khác, như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, và u sarcom cơ trơn, có thể phát sinh từ dạ dày, nhưng các ung thư trên rất hiếm.

Giai đoạn Ung thư Dạ dày?

Giai đoạn ung thư là cách mô tả vị trí của ung thư, hoặc ung thư có lan truyền và có ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể. Các xét nghiệm và hình ảnh giúp chẩn đoán ung thư, giúp cho biết các thông tin về:

  • loại tế bào mà ung thư bắt đầu và vị trí bắt đầu
  • cách tế bào nhìn bất thường dưới kính hiển vi (mức độ)
  • kích thước ung thư và ung thư có lan truyền (giai đoạn)

Giai đoạn 0 Ung thư Dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn 0 được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ung thư chỉ tìm thấy ở bề mặt của biểu mô. Ung thư không phát triển vào các lớp khác của dạ dày. Giai đoạn 0 được gọi là ung thư giai đoạn sớm (Tis, N0, M0).

Giai đoạn 1 Ung thư Dạ dày

  • Giai đoạn IA: Ung thư phát triển vào lớp trong của thành dạ dày. Nhưng không lan truyền đến bất kì hạch bạch huyết nào hoặc các cơ quan khác (T1, N0, M0).
  • Giai đoạn IB: Ung thư dạ dày được xem xét ở giai đoạn IB khi ở một trong hai trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào các lớp trong của thành dạ dày. Ung thư lan truyền đến 1, 2 hạch bạch huyết nhưng không lan truyền đến vị trí khác (T1, N1, M0).
  • Ung thư phát triển vào lớp cơ của thành dạ dày. Không lan truyền đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác (T2, N0, M0).

Giai đoạn 2 Ung thư Dạ dày

  • Giai đoạn IIA: Ung thư dạ dày được đánh giá ở giai đoạn IIA khi ở bất kì một trong các trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào lớp trong của thành dạ dày. Có lan truyền tới 3 đến 6 hạch bạch huyết nhưng không đến các vị trí khác (T1, N2, M0).
  • Ung thư phát triển vào lớp cơ của thành dạ dày. Có lan truyền tới 1 đến 2 hạch bạch huyết nhưng không đến các vị trí khác (T2, N1, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày. Nhưng không phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc hoặc lan truyền đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan gần đó (T3, N0, M0).
  • Giai đoạn IIB: Ung thư dạ dày được đánh giá ở giai đoạn IIB khi ở một trong các trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào lớp bên trong của thành dạ dày. Có lan truyền tới 7 đến 15 hạch bạch huyết nhưng không đến vị trí khác (T1, N3a, M0).
  • Ung thư xâm lấn đến lớp cơ của thành dạ dày. Có lan truyền tới 3 đến 6 hạch bạch huyết nhưng không đến vị trí khác (T2, N2, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày nhưng không phát triển đến lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc. Có lan truyền tới 1 đến 2 hạch bạch huyết nhưng không tới vị trí khác (T3, N1, M0).
  • Ung thư phát triển toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày. Ung thư phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc, nhưng không lan truyền đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan gần đó (T4a, N0, M0).

Giai đoạn 3 Ung thư Dạ dày

  • Giai đoạn IIIA: Ung thư dạ dày được đánh giá ở giai đoạn IIIA khi ở một trong các trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào lớp cơ của thành dạ dày. Có lan truyền tới 7 đến 15 hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác (T2, N3a, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày nhưng không phát triển đến lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc. Có lan truyền tới 3 đến 6 hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác (T3, N2, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày. Có phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc và lan truyền tới 1 đến 2 hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác (T4a, N1, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày và phát triển đến các tổ chức hoặc cơ quan gần đó. Không lan truyền đến hạch bạch huyết hoặc không tiến xa tới các phần khác của cơ thể (T4b, N0, M0).
  • Giai đoạn IIIB: Ung thư dạ dày được đánh giá ở giai đoạn IIIB khi ở một trong các trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào lớp bên trong của thành dạ dày hoặc lớp cơ bên ngoài của thành dạ dày. Có lan truyền đến từ hơn 16 hạch bạch huyết nhưng không tiến xa đến các phần khác của cơ thể (T1 hoặc T2, N3b, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày nhưng không phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc. Có lan truyền tới 7 đến 15 hạch bạch huyết nhưng không xâm lấn đến các cơ quan xung quanh (T3, N3a, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày và phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc. Có lan truyền tới 7 đến 15 hạch bạch huyết nhưng không lan truyền đến các vị trí khác (T4a, N3a, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày và phát triển vào các tổ chức hoặc cơ quan gần đó. Có thể có hoặc không lan truyền tới 1 đến 6 hạch bạch huyết nhưng không tiến xa đến các phần khác của cơ thể (T4b, N1 hoặc N2, M0).
  • Giai đoạn IIIC: Ung thư dạ dày được đánh giá ở giai đoạn IIIC khi ở một trong các trạng thái:
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày và có thể phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc. Có lan truyền đến từ hơn 16 hạch bạch huyết nhưng không tiến xa đến các phần khác của cơ thể (T3 hoặcT4a, N3b, M0).
  • Ung thư phát triển vào toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày và phát triển vào các tổ chức hoặc cơ quan gần đó. Có lan truyền đến từ hơn 7 hạch bạch huyết nhưng không đến các phần khác của cơ thể (T4b, N3a hoặcN3b, M0).

 Giai đoạn 4 Ung thư Dạ dày

Giai đoạn IV: Ung thư dạ dày giai đoạn IV mô tả ung thư có kích thước bất kì và có lan truyền đến các phần khác của cơ thể, tiến xa ngoài vùng xung quanh dạ dày (T bất kì, N bất kì, M1).

Hệ thống Giai đoạn TNM của Ung thư Dạ dày

Hệ thống Giai đoạn TNM của Ung thư Dạ dày

Hệ thống TNM thường được dùng để đánh giá giai đoạn ung thư. Các kết quả từ phẫu thuật, các xét nghiệm chẩn đoán và chụp quét hình ảnh giúp biết về:

  • Khối u (T): Kích thước của khối u nguyên phát? Vị trí khối u?
  • Hạch bạch huyết (N): Khối u có lan truyền đến các hạch bạch huyết? Nếu có thì vị trí và số lượng hạch bạch huyết?
  • Di căn (M): Ung thư có di căn đến các phần khác của cơ thể? Nếu có thì vị trí và mức độ di căn?

Các kết quả được kết hợp với nhau để xác định giai đoạn bệnh ung thư ở mỗi người bệnh và thiết lập kế hoạch điều trị tốt nhất.

Khối u (T)

Với hệ thống TNM thì giai đoạn T đi với một chữ hoặc số (0 đến 4) để mô tả mức độ khối u phát triển vào thành dạ dày.

 

Giai đoạn có thể chia thành các nhóm giúp mô tả khối u chi tiết hơn. Thông tin về giai đoạn khối u:

 

  • TX: Khối u nguyên phát không thể đánh giá được
  • T0: Không có bằng chứng về khối u nguyên phát ở dạ dày
  • Tis: Giai đoạn mô tả tình trạng được gọi là ung thư biểu mô (ung thư) tại chỗ. Ung thư chỉ tìm thấy ở các tế bào trên bề mặt của lót bên trong dạ dày được gọi là biểu mô và không lan truyền tới các lớp khác của dạ dày.
  • T1: Khối u phát triển vào màng đáy, lớp cơ niêm, hoặc lớp dưới niêm mạc, là các lớp bên trong của thành dạ dày.
  • T1a: Khối u phát triển vào màng đáy hoặc cơ niêm.

 

  • T1b: Khối u phát triển vào lớp dưới niêm mạc.
  • T2: Khối u phát triển vào lớp cơ niêm, vào lớp cơ của dạ dày.
  • T3: Khối u phát triển vào toàn bộ các lớp cơ đến mô liên kết ngoài dạ dày. Không phát triển vào lớp lót ổ bụng, được gọi là lớp lót phúc mạc, hoặc vào thanh mạc, là lớp ngoài của dạ dày.

 

  • T4: Khối u phát triển đến toàn bộ các lớp cơ vào mô liên kết ngoài dạ dày. Ung thư phát triển vào lớp lót phúc mạc hoặc thanh mạc hoặc các cơ quan xung quanh dạ dày.
  • T4a: Khối u phát triển vào thanh mạc.
  • T4b: Khối u phát triển vào các cơ quan xung quanh dạ dày.

Hạch bạch huyết (N)

Giai đoạn N trong hệ thống giai đoạn TNM là nói đến số lượng các hạch bạch huyết vùng bị ảnh hưởng bởi ung thư dạ dày.

  • NX: Các hạch bạch huyết vùng không thể đánh giá được.
  • N0: Ung thư không lan truyền đến các hạch bạch huyết vùng.
  • N1: Ung thư lan truyền tới 1 đến 2 hạch bạch huyết vùng.
  • N2: Ung thư lan truyền tới 3 đến 6 hạch bạch huyết vùng.
  • N3: Ung thư lan truyền đến từ hơn 7 hạch bạch huyết vùng.
  • N3a: Ung thư lan truyền tới 7 đến 15 hạch bạch huyết vùng.
  • N3b: Ung thư lan truyền đến từ hơn 16 hạch bạch huyết vùng.

 Di căn (M)

Giai đoạn M trong hệ thống TNM mô tả ung thư có lan truyền đến các phần khác của cơ thể, được gọi là di căn tiến xa.

  • MX: Di căn xa không thể đánh giá được.
  • M0: Ung thư không lan truyền đến các phần khác của cơ thể.
  • M1: Ung thư có lan truyền đến các phần khác của cơ thể.