Chẩn đoán & Điều trị Ung thư Cổ tử cung ở Singapore
Phương pháp Điều trị Ung thư Cổ tử cung ở Singapore?
Ung thư biểu mô tế bào vảy và Ung thư biểu mô tuyến của cổ tử cung là các loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất và được điều trị theo phương pháp gần giống nhau. Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ thần kinh nội tiết là bệnh ung thư hiếm có và điều trị ung thư này không được trao đổi ở đây.
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào mức độ bệnh tiến triển và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp thuốc đích, liệu pháp miễn dịch hoặc kết hợp các liệu pháp trên có thể được sử dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Khi quyết định phác đồ điều trị, thì ung thư cổ tử cung có thể được chia thành các nhóm theo giai đoạn bệnh:
- Ung thư giai đoạn sớm (giai đoạn đầu)
- Ung thư tiến triển tại chỗ
- Ung thư tiến triển di căn
Ung thư Cổ tử cung Giai đoạn sớm
Phẫu thuật
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm là các bệnh ung thư chỉ giới hạn ở cổ tử cung. Đa số ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (giai đoạn đầu) được điều trị bằng cách phẫu thuật – cắt bỏ tử cung bao gồm loại bỏ cổ tử cung và buồng tử cung (tử cung). Một phần của âm đạo, buồng trứng và các hạch bạch huyết gần đó ở vùng chậu có thể bị loại bỏ. Đối với nhiều người bệnh, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất được yêu cầu cho người bệnh (chỉ cần phẫu thuật), trong khi đó thì một số người bệnh khác có thể cần các điều trị bổ sung như xạ trị và hóa trị để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Đa số phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể kỳ vọng được điều trị khỏi bệnh.
Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ giới khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm:
Nếu cắt bỏ tử cung thì phụ nữ không thể mang thai được. Đối với phụ nữ chưa có gia đình hoàn chỉnh thì có thể trao đổi với bác sĩ ung thư về tính khả thi của các quy trình phẫu thuật với mục tiêu duy trì khả năng sinh sản của người bệnh, giúp có thai được trong tương lai.
- Sinh thiết chóp cổ tử cung:
Đối với các khối u rất nhỏ thì có thể có khả năng loại bỏ khối u đó với sinh thiết chóp cổ tử cung. Quy trình này bao gồm khoét bỏ một miếng mô cổ tử cung hình chóp nhưng không tổn hại đến phần còn lại của cổ tử cung (bảo tồn cổ tử cung).
- Cắt bỏ cổ tử cung:
Cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung và một ít mô xung quanh. Nhưng tử cung của người bệnh được bảo tồn và do đó có thể có thai được.
Chuyển vị buồng trứng:
Đối với nữ giới trẻ tuổi có thể trao đổi với bác sĩ ung thư về phẫu thuật chuyển vị buồng trứng trong trường hợp cần xạ trị sau khi phẫu thuật. Buồng trứng dịch chuyển đến vị trí cao hơn để ngăn ngừa suy buồng trứng do xạ trị.
Xạ trị
Đối với người bệnh bị ung thư cổ tử cung không thích hợp với phẫu thuật thì xạ trị là lựa chọn điều trị thay thế.
Ung thư Cổ tử cung tiến triển tại chỗ:
Đó là các bệnh ung thư cổ tử cung mà khối u quá to hoặc lan rộng (tiến xa) đến các cơ quan xung quanh hoặc đến các hạch bạch huyết ở vùng chậu. Xạ trị thường kết hợp với hóa trị (hóa xạ trị đồng thời). Hóa trị tăng cường hiệu quả của xạ trị.
Xạ trị:
Các tia X năng lượng cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có xạ trị ngoài (chùm tia chiếu ngoài cơ thể) và xạ trị trong (phóng xạ trong cơ thể).
- Xạ trị ngoài (chiếu xạ ngoài cơ thể): Chùm tia phóng xạ được chiếu trực tiếp vào vùng bị ảnh hưởng (bị tổn thương) từ ngoài cơ thể.
- Xạ trị trong (Xạ trị áp sát vào trong cơ thể): Một ống rỗng bên trong có chứa vật liệu phóng xạ đi vào âm đạo. Điều đó cho phép phóng xạ liều lượng cao được vận chuyển tới âm đạo và cổ tử cung. Chất phóng xạ được truyền trong thời gian một ít phút và sau đó được loại bỏ.
Các tác dụng phụ có thể có khi xạ trị:
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Thay đổi da
- Viêm bàng quang do xạ trị: Xạ trị đến vùng chậu có thể kích thích bàng quang (viêm bàng quang do xạ trị), từ đó gây đau đi tiểu hoặc thường xuyên muốn đi tiểu.
- Đau âm đạo: Xạ trị có thể làm cho âm hộ và âm đạo nhạy cảm hơn và viêm loét, và có khi gây tiết dịch bất thường.
- Nữ giới không có khả năng sinh sản: Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến tử cung từ đó không thể có thai được.
- Mãn kinh sớm hơn: Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, từ đó dừng kinh nguyệt sớm trước khi mãn kinh bình thường của phụ nữ.
Các tác dụng phụ kéo dài (trong thời gian dài) bao gồm:
- Hẹp âm đạo: Âm đạo bị hẹp dần do tạo thành mô sẹo có thể gây đau khi quan hệ tình dục. Hẹp âm đạo có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng thuốc giãn nở âm đạo.
- Bệnh ung thư khác: Hiếm khi, người bệnh có thể phát triển một bệnh ung thư thứ hai sau khi xạ trị nhiều năm.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng phổ biến nhất là loại thuốc được gọi là Cisplatin (thuốc gây độc tế bào), và thuốc được sử dụng với liều thấp.
Điều trị bằng tia phóng xạ 5 ngày một tuần trong tổng thời gian 6 tuần. Mỗi lần xạ trị chỉ kéo dài trong một ít phút. Hóa trị bằng thuốc Cisplatin gây độc tế bào được truyền một tuần một lần trong quá trình xạ trị và có thể được quản lý trong môi trường người bệnh ngoại trú, không cần ở nội trú trong bệnh viện.
Các tác dụng phụ có thể có khi hóa trị bằng thuốc Cisplatin gây độc tế bào:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn ói
- Chán ăn
- Số lượng bạch cầu trong máu giảm thấp có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Thiếu máu
- Chảy máu do giảm lượng tiểu cầu
- Tổn hại thận
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân
Hóa trị thuốc Cisplatin gây độc tế bào liều thấp do đó thuốc thường được dung nạp tốt. Chú ý, thuốc không gây rụng tóc.
Điều trị Ung thư Cổ tử cung tái phát hoặc tiến triển:
Ung thư cổ tử cung tiến triển (giai đoạn bệnh muộn, giai đoạn tiến xa) là khi ung thư lan truyền tiến xa đến các cơ quan khác như phổi, gan hoặc xương. Ung thư tái phát là khi ung thư quay trở lại sau khi điều trị. Các phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung tiến triển hoặc tái phát là điều trị bằng các thuốc giúp kiểm soát ung thư và giảm các triệu chứng bất kì mà do ung thư. Trong quá khứ, hóa trị là thuốc điều trị phổ biến nhất đối với ung thư cổ tử cung ở Singapore. Nhưng hiện nay có rất nhiều lựa chọn các loại thuốc mới hơn so với hóa trị, đó là điều trị thuốc trúng đích và liệu pháp miễn dịch. Các liệu pháp sử dụng thuốc đó có thể được quản lý trong môi trường người bệnh ngoại trú.
Điều trị bằng thuốc:
- Hóa trị
Các thuốc kháng ung thư thường dưới dạng truyền vào cơ thể người bệnh. Các thuốc đi vào dòng máu và đi đến tất cả các vùng của cơ thể để giết các tế bào ung thư đang lan rộng. Có một số loại thuốc có hiệu quả trong điều trị ung thư cổ tử cung. Các thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm cisplatin, carboplatin, paclitaxel, gemcitabine và vinorelbine. Các thuốc này có thể được sử dụng riêng, nhưng thường được cho dưới dạng phối hợp hai loại thuốc (kết hợp hai loại thuốc). Liệu trình hóa trị thường trong khoảng thời gian 5 tháng.
Các tác dụng phụ không mong muốn có thể có khi điều trị thay đổi phụ thuộc vào các thuốc được sử dụng và tình trạng ung thư cổ tử cung của mỗi người bệnh. Người bệnh có thể hồi phục sau khi hoàn thành điều trị. Không phải tất cả các thuốc hóa trị đều gây rụng tóc.
- Điều trị trúng đích
Bevacizumab (liệu pháp kháng sinh mạch máu) là điều trị trúng đích để phá bỏ các mạch máu cung cấp các chất dinh dưỡng tới các tế bào ung thư, từ đó gây chết tế bào ung thư do thiếu mất các chất dinh dưỡng. Điều trị Bevacizumab được truyền trong thời gian ngắn, 3 tuần một lần, thường kết hợp với hóa trị và là điều trị duy trì để kiểm soát bệnh ung thư tốt hơn.
Các tác dụng phụ có thể có:
Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:
- Huyết áp cao
- Mất protein trong nước tiểu
Các tác dụng phụ hiếm hơn nhưng nặng hơn có thể bao gồm:
- Chảy máu
- Cục máu đông
- Các vết thương khó lành
- Lỗ rò: đường rò do có các kết nối bất thường giữa âm đạo và một phần của ruột. Đường rò thường phổ biến hơn ở nữ giới thực hiện xạ trị vùng chậu trước đó (xạ trị trong quá khứ).
- Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch sử dụng các thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất ức chế điểm/chốt kiểm soát miễn dịch, như Pembrolizumab, hoạt động bằng cách giải phóng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể khỏi các chốt kiểm soát do đó hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công ung thư. Pembrolizumab được truyền trong thời gian ngắn, 3 tuần một lần.
Các tác dụng phụ có thể có:
Các tác dụng phụ của các thuốc liệu pháp miễn dịch có thể bao gồm: mệt mỏi, buồn nôn, phát ban da, chán ăn, đau cơ khớp.
Các chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch thường được dung nạp tốt, nhưng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng do hoạt động quá mức của hệ miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể, như ruột, tuyến giáp, phổi, gan hoặc các cơ quan khác.
Tôi cần làm gì khi bị Ung thư Cổ tử cung?
Nếu bạn đang lo lắng về bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn có thể hỏi, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia Singapore về cách tiêm vắc xin phòng ngừa Vi rút gây u nhú ở người HPV và thực hiện xét nghiệm HPV hoặc PAP test (phết tế bào cổ tử cung) định kì để sàng lọc (tầm soát) ung thư cổ tử cung từ đó giúp bạn giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Nếu nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung thì cần có trao đổi với bác sĩ ung thư có trình độ và kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư phụ khoa. Các bác sĩ, chuyên gia ở Trung tâm Ung thư OncoCare có khả năng điều trị các người bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn muộn. Nhiều người bệnh của chúng tôi đến Trung tâm OncoCare khi họ cần tìm kiếm quan điểm thứ hai chính xác với tình trạng của mỗi người bệnh.
Bác sĩ Ung thư ở OncoCare với chuyên môn lâm sàng về Ung thư Cổ tử cung
Ở Trung tâm Ung thư OncoCare, các chuyên gia, bác sĩ về ung thư cổ tử cung của chúng tôi cung cấp chăm sóc, điều trị được cá nhân hóa cho mỗi người bệnh, thích hợp với tình trạng của người bệnh. Ngoài ung thư cổ tử cung, chúng tôi điều trị nhiều bệnh ung thư khác, như ung thư vú, đại tràng và đại trực tràng, gan mật, và gan. Người bệnh có thể an tâm với dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Chuyên viên cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Australia, Danh dự), Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh), Bác sĩ Y (Vương quốc Anh)
Bác sĩ Lim Sheow Lei có chuyên môn trong điều trị các bệnh ung thư phụ khoa, như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ. Bác sĩ Lim được đào tạo bởi các bác sĩ ung thư nổi tiếng thế giới về ung thư buồng trứng, trong đó có Giáo sư Hani Gabra.
Bác sĩ Lim tham gia vào Phòng Ung thư Phụ khoa ở Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK, về điều trị các bệnh ung thư phụ khoa (ung thư buồng trứng, tử cung, cổ tử cung và âm hộ). Bác sĩ Lim điều hành Trung tâm Hóa trị của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK và Chủ tịch Mạng lưới Ung thư Singapore (SCAN).
Hồ sơ Y của Bác sĩ Lim Sheow Lei
- Tốt nghiệp Đại học Monash, Australia (Danh dự) năm 1996
- MRCP (UK), Thành viên Trường Y Hoàng gia của Vương quốc Anh, 2001
- Chứng nhận Ung thư bởi Hội đồng Đào tạo Y Sau đại học của Vương Quốc Anh năm 2008
- Bác sĩ Y khoa (MD), Vương quốc Anh năm 2009
- Thành viên Ủy ban điều hành của Nhóm Ung thư Phụ khoa Singapore (GCGS) từ năm 2018
- Trước đó, Bác sĩ Ung thư, Chuyên gia cao cấp ở Khoa Ung thư Phụ khoa Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH), Phó Giáo sư ở Trường Y DUKE-NUS
- Chuyên gia được mời ở Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK
Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore) – Nội khoa của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) – Ung thư của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) – Học viện Y khoa Singapore (Ung thư)
Bác sĩ Kevin Tay được đánh giá là một trong số các bác sĩ ung thư hàng đầu trong nghiên cứu. Bác sĩ được trao Giải thưởng cấp Trung tâm danh tiếng bởi Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia Singapore. Bác sĩ hợp tác với nhiều người nghiên cứu khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Hoa Kỳ. Bác sĩ Tay công bố các nghiên cứu ở các tạp chí uy tín, trong đó có Tạp chí Nature Genetics (Di truyền học), Tạp chí Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Lancet (Huyết học), Tạp chí Y Hoa Kỳ, Leukemia & Lymphoma (Bệnh Bạch cầu và U Lympho) và các Hội thảo khoa học về Huyết học.
Bác sĩ Kevin Tay có chuyên môn về các bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư phụ khoa của phụ nữ, ung thư hắc tố, ung thư não, sarcoma xương và sarcoma mô mềm và các bệnh máu ác tính như u lympho, đa u tủy xương và bệnh bạch cầu.
- Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 1998
- Chứng nhận Nội khoa của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2006
- Chứng nhận Ung thư của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2009
- Trưởng Nhóm Bác sĩ nội trú, Khoa Y, Trường Y John A. Burns, Đại học Hawaii, 2006
- Trưởng Nhánh Ung thư, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Sức khỏe Quốc gia, Bethesda, 2008
Ung thư Cổ tử cung?
Ung thư Cổ tử cung là bệnh ung thư phát sinh từ cổ tử cung, một cơ quan ở giữa âm đạo và tử cung. Ở phía Đông Nam Châu Á, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến xếp thứ hai ở nữ giới.Nd Ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ. Ở Singapore, tỷ lệ ung thư cổ tử cung đang giảm do sàng lọc (tầm soát) ung thư cổ tử cung, và hiện nay là bệnh ung thư xếp thứ 10 ở nữ giới ở Singapore. Ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ ở Singapore.
Dấu hiệu & Triệu chứng Ung thư Cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể không có bất kì một triệu chứng nào. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
- Tiết dịch âm đạo có máu hoặc dịch đặc có thể bị nặng và có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau trong suốt quá trình quan hệ tình dục.
- Thường xuyên đi tiểu hoặc khó chịu khi đi tiểu
- Đau lưng
- Giảm cân nặng mà không thể giải thích được nguyên nhân, mệt mỏi hoặc chán ăn
Chẩn đoán Ung thư Cổ tử cung?
Nếu nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung, thì cần thực hiện một số kiểm tra xác định. Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện bởi xét nghiệm soi cổ tử cung bởi chuyên gia ung thư quan sát vùng cổ tử cung, đó là phương pháp sử dụng máy soi có độ phóng đại hình ảnh cổ tử cung để từ đó giúp cho bác sĩ quan sát phát hiện tế bào bất thường tổn thương một cách chính xác ở cổ tử cung và các vùng bất thường nào thì cần được sinh thiết sau đó được xét nghiệm chẩn đoán ung thư ở phòng giải phẫu bệnh.
Nếu chẩn đoán xác định được là ung thư cổ tử cung thì các xét nghiệm tiếp theo cần được thực hiện đó là Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu, Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) đồng thời chụp cắt lớp vi tính (CT) (kết hợp PET và CT đồng thời trong một hệ thống – PET/CT) để biết chính xác là ung thư có lan truyền đi xa (di căn)? và giúp xác định giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung.
Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ Ung thư Cổ tử cung?
Hầu hết các trường hợp bị ung thư cổ tử cung (99.7%) là do bị nhiễm Vi rút gây U nhú ở người HPV.
Phụ nữ bị nhiễm vi rút HPV qua con đường quan hệ tình dục, là yếu tố nguy cơ chính, quan trọng nhất gây ung thư cổ tử cung. Đó là một bệnh nhiễm vi rút phổ biến ở phụ nữ có hoạt động tình dục. Nhưng đa số phụ nữ có hệ thống miễn dịch có khả năng xử lý được nhiễm HPV theo cách tự nhiên. Có một số ít phụ nữ bị nhiễm HPV kéo dài do không thể tự loại bỏ được các chủng vi rút HPV gây ung thư (HPV nguy cơ cao) do đó có thể bị ung thư cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Có quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau
Bắt đầu có quan hệ tình dục ở tuổi rất sớm (trước 18 tuổi)
Hệ miễn dịch yếu dần và do đó có ít khả năng loại bỏ được nhiễm vi rút HPV. Ví dụ, người nhận cấy ghép nội tạng đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, và phụ nữ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Hút thuốc lá
Uống các thuốc tránh thai
Ung thư Cổ tử cung có thể phòng ngừa được không?
Vắc xin HPV có hiệu quả rất cao trong ngăn ngừa nhiễm vi rút HPV, loại vi rút gây bệnh tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV bảo vệ hiệu quả đến 90% chống ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Singapore khuyến nghị vắc xin HPV cho nữ giới ở trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc xin HPV cho thấy có hiệu quả đối với phụ nữ dưới 45 tuổi. Vắc xin HPV có hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện trước lần quan hệ tình dục đầu tiên vì vắc xin HPV không thể có lợi ích khi bị nhiễm vi rút HPV trước đó (có trong cơ thể rồi). Nữ giới dù được tiêm vắc xin thì cần tiếp tục được tầm soát với xét nghiệm HPV hoặc phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) vì vắc xin HPV không đạt được mức bảo vệ 100%.
Sàng lọc Ung thư Cổ tử cung với phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) giúp phát hiện tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Trong khi đó, xét nghiệm HPV là xét nghiệm sàng lọc mới hơn và có hiệu quả cao hơn so với Pap smear vì xét nghiệm HPV phát hiện được vi rút HPV. Sự hiện diện của các chủng vi rút HPV có nguy cơ cao gây bệnh ung thư, báo hiệu các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung cao hơn. Hiệp hội Ung thư Singapore khuyến nghị phụ nữ có hoạt động quan hệ tình dục được sàng lọc (tầm soát) qua xét nghiệm Pap smear bắt đầu từ độ tuổi 25 và xét nghiệm HPV từ độ tuổi 30.
Giai đoạn Ung thư Cổ tử cung?
Theo Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO) có hệ thống giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá các giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn I: Ung thư được xác định giới hạn ở cổ tử cung
Giai đoạn II: Ung thư lan truyền (xâm lấn, di căn) đến các cơ quan xung quanh gần đó – tử cung, âm đạo trên hoặc các mô xung quanh cổ tử cung (cận tử cung).
Giai đoạn III: Ung thư lan rộng đến âm đạo dưới hoặc thành vùng chậu hoặc gây tắc nghẽn thận hoặc lan xa đến các hạch bạch huyết ở vùng chậu hoặc bụng.
Giai đoạn IV: Ung thư lan rộng xa hơn (di căn) đến các cơ quan như bàng quang hoặc trực tràng hoặc đến các cơ quan xa khác như phổi, gan hoặc xương.