Chẩn đoán & Điều trị Ung thư Da ở Singapore
Điều trị Ung thư Da ở Singapore?
Có các phương pháp điều trị ung thư da ở Singapore.
Ung thư da là loại ung thư phát triển từ các tế bào của da. Có ba loại ung thư da chính: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, và ung thư tế bào hắc tố da.
Phương pháp điều trị ung thư da thích hợp nhất phụ thuộc vào loại ung thư da, vị trí, và giai đoạn ung thư da.
Điều trị Ung thư Da: Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong số các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho ung thư da, và phẫu thuật là quá trình loại bỏ mô bị ung thư của da. Dựa vào loại ung thư da, kích thước, và vị trí ung thư da, các phương thức phẫu thuật khác nhau có thể được thực hiện. Một số phương thức phẫu thuật phổ biến đối với ung thư da:
(A) Phẫu thuật cắt rộng khối u: Phẫu thuật tiến hành cắt bỏ toàn bộ mô bị ung thư và đồng thời cắt bỏ rìa mô khỏe mạnh xung quanh khối u để đảm bảo toàn bộ các tế bào ung thư được loại bỏ hoàn toàn.
(B) Phẫu thuật Mohs: Phẫu thuật Mohs là phương thức phẫu thuật đặc biệt cho ung thư da mà có nguy cơ cao bị tái phát hoặc ở các vùng da mà cần bảo tồn mô quan trọng, như mặt. Bác sĩ cắt bỏ mô bị ung thư theo lớp, kiểm tra mỗi lớp da dưới kính hiển vi, cắt từng lớp cho đến khi không có các tế bào ung thư được tìm thấy.
(C) Nạo và đốt điện: Nạo mô bị ung thư ở da với dụng cụ nạo, sau đó sử dụng kim điện để phá hủy bất kì tế bào ung thư nào bị bỏ sót.
Sau khi phẫu thuật, mô bị cắt bỏ thường được mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra để đảm bảo là toàn bộ các tế bào ung thư được loại bỏ rồi. Thời gian hồi phục và chăm sóc tiếp theo phụ thuộc vào loại phẫu thuật được tiến hành và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Điều trị Ung thư Da: Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị thường được đề nghị cho người bệnh mà không thích hợp phẫu thuật, hoặc cho người bệnh mà có khối u (ung thư da) lớn hoặc ác tính hơn (tiến triển nhanh hơn). Xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật để phá hủy bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót.
Có hai loại xạ trị chính đối với ung thư da:
(1) Xạ trị ngoài: Xạ trị ngoài là chiếu tia xạ từ một máy ở bên ngoài cơ thể trực tiếp đến ung thư da. Phóng xạ được chiếu thận trọng, chính xác đến vị trí ung thư và không tổn hại đến mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
(2) Xạ trị áp sát: Xạ trị áp sát là đưa các hạt phóng xạ nhỏ hoặc các nguồn phóng xạ trực tiếp vào hoặc gần da bị ung thư để vận chuyển chất phóng xạ tiếp cận đến các tế bào ung thư. Xạ trị trong có thể được sử dụng cho khối u ung thư da nhỏ hơn hoặc ung thư da ở vị trí là vùng da nhạy cảm khi mà cần bảo tồn tối đa mô bình thường quan trọng.
Xạ trị thường được thực hiện trong nhiều đợt trong một số tuần. Trong mỗi lần xạ trị, người bệnh được nằm trên bàn trong khi xạ trị được tiến hành.
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư da có hiệu quả cao, với tỷ lệ chữa khỏi bệnh tương đương với phẫu thuật.
Điều trị Ung thư Da: Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thường thì hóa trị cho ung thư da tiến triển hoặc di căn, có lan đến các phần khác của cơ thể. Hóa trị có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác, như phẫu thuật hoặc xạ trị, để điều trị một số loại ung thư da.
Có hai loại hóa trị chính cho ung thư da:
(1) Hóa trị toàn thân: Hóa trị toàn thân sử dụng các thuốc hóa trị được uống hoặc tiêm vào cơ thể, di chuyển đến toàn thân có thể đến các tế bào ung thư. Thường xạ trị toàn thân đối với ung thư da có lan đến các phần khác của cơ thể.
(2) Hóa trị tại chỗ: Hóa trị tại chỗ sử dụng các thuốc hóa trị dưới dạng kem hoặc gel được bôi trực tiếp vào vùng da bị ung thư. Thường hóa trị tại chỗ cho ung thư da giai đoạn sớm khi ung thư giới hạn ở da.
Thông thường, hóa trị thường được tiến hành khi ung thư da tiến triển hoặc di căn, khi ung thư lan đến các phần khác của cơ thể. Hóa trị có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, như phẫu thuật hoặc xạ trị, để điều trị một số loại ung thư da.
Điều trị Ung thư Da: Liệu pháp đích
Liệu pháp đích là phương pháp điều trị cho một số loại ung thư da, đặc biệt là u hắc tố tiến triển. Điều trị đích là phương pháp tương đối mới để điều trị ung thư, bằng cách sử dụng các thuốc có đích đặc thù và tấn công các tế bào ung thư nhưng ít gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
Các thuốc của liệu pháp đích hoạt động theo cách hướng đích vào các phân tử cụ thể hoặc các protein có quan hệ với sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư. Đối với ung thư da, một số thuốc điều trị đích có đích là gen BRAF, gen BRAF bị đột biến trong khoảng 50% tổng số trường hợp bị u hắc tố. Với đích là gen BRAF, thuốc có thể giúp làm chậm hoặc dừng sự phát triển của các tế bào ung thư hắc tố.
Thuốc điều trị đích cho ung thư da thường được quản lý theo dạng viên và thường được uống hàng ngày.
Điều trị Ung thư Da: Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư da, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chiến đấu với các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch hoạt động theo cách kích hoạt hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
Có một số loại liệu pháp miễn dịch có thể điều trị cho ung thư da:
(1) Chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: Chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch là thuốc có mục tiêu là các protein cụ thể của các tế bào miễn dịch do đó các tế bào miễn dịch không tấn công các tế bào bình thường. Bằng cách khóa các protein đó, các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
(2) Liệu pháp Interleukin-2 (IL-2): IL-2 là một loại protein giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch. Với liều cao, thuốc có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào ung thư.
Liệu pháp miễn dịch có thể điều trị cho một số loại ung thư da, bao gồm có u hắc tố, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào Merkel. Liệu pháp miễn dịch thường điều trị ung thư da tiến triển hoặc di căn mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Tác dụng phụ khi Điều trị Ung thư Da?
Các tác dụng phụ khi điều trị Ung thư da: Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là quá trình phức tạp với thời gian phẫu thuật dài. Các tác dụng phụ ngắn hạn nặng không phổ biến, nhưng có thể bao gồm các phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều, các cục máu đông, và nhiễm trùng. Người bệnh thường đau sau phẫu thuật, và các thuốc giảm đau mạnh có thể cần trong một khoảng thời gian sau phẫu thuật khi vết thương lành.
Các tác dụng phụ mà một người bệnh có thể có phụ thuộc vào loại phẫu thuật được tiến hành, mức độ phẫu thuật, và các yếu tố khác như lịch sử y tế và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Một số tác dụng phụ phổ biến khi phẫu thuật ung thư da có thể có:
- Đau và khó chịu: Người bệnh có thể bị đau và khó chịu ở vùng mà phẫu thuật được tiến hành. Cảm giác đau thường có thể được quản lý với thuốc giảm đau được chỉ định bởi bác sĩ.
- Sưng: Sưng có thể xuất hiện ở vùng mà phẫu thuật được tiến hành. Sưng thường là ngắn và biến mất dần.
- Sẹo: Phẫu thuật có thể gây sẹo, có thể nhiều hoặc không đáng chú ý phụ thuộc vào vị trí và mức độ phẫu thuật.
- Chảy máu và bầm tím: Người bệnh có thể chảy máu hoặc bầm tím ở vùng mà phẫu thuật được tiến hành.
- Nhiễm trùng: Với bất kì quá trình phẫu thuật nào thì người bệnh luôn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Người bệnh cần theo dõi theo các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Tê liệt hoặc ngứa ran: Đôi khi phẫu thuật có thể gây tổn thương dây thần kinh, điều đó có thể làm cho người bệnh tê bì hoặc ngứa ở vùng phẫu thuật.
Các tác dụng phụ khi điều trị Ung thư da: Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư da phổ biến, nhưng xạ trị có thể có các tác dụng phụ, có thể khác nhau do loại ung thư và vị trí bị ung thư, và liều lượng và thời gian xạ trị. Một số tác dụng phụ của xạ trị ung thư da có thể có:
- Các thay đổi da: Phóng xạ có thể gây các thay đổi của da, ở vùng được xạ trị. Có thể bao gồm mẩn đỏ, ngứa, khô da, phồng rộp, và bong tróc. Da có thể sẫm màu hoặc sáng màu hơn.
- Mệt mỏi: Xạ trị có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi, có thể từ nhẹ đến nặng. Điều đó có thể là do cơ thể sử dụng năng lượng làm lành mô mà bị tiếp xúc với phóng xạ.
- Rụng tóc: Phụ thuộc vào vùng da xạ trị, phóng xạ có thể gây rụng tóc tạm thời ở vùng da đó khi xạ trị.
- Phản ứng trên da nặng: Đôi khi, xạ trị có thể gây phản ứng viêm da, ở vị trí mà có sử dụng thuốc hóa chất, cho dù thuốc được sử dụng trong quá khứ. Do đó được gọi là phản ứng trên da nặng và có thể có mẩn đỏ, sưng tấy, hoặc phồng rộp ở vùng da đó.
- Nhiễm độc tính phóng xạ: Liều phóng xạ cao có thể gây tổn hại đến mô bình thường và các cơ quan xung quanh đó, nhiễm độc tính và các tác dụng phụ tiềm tàng kéo dài.
- Nhiễm trùng: Xạ trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và làm cho da dễ bị nhiễm trùng hơn.
Các tác dụng phụ khi điều trị Ung thư da: Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể mang đến hiệu quả điều trị ung thư da, nhưng hóa trị có thể có tác dụng phụ, có thể thay đổi phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc hóa trị được sử dụng, và sức khỏe tổng thể của người bệnh và lịch sử y tế của người bệnh. Có thể có một số tác dụng phụ do hóa trị ung thư da:
- Buồn nôn và nôn ói: Các thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và nôn ói. Thuốc chống buồn nôn có thể được chỉ định để giúp kiểm soát tác dụng phụ đó.
- Rụng tóc: Hóa trị có thể gây rụng tóc ở vùng hóa trị hoặc bị ở toàn bộ cơ thể.
- Mệt mỏi: Hóa trị có thể làm cho người bệnh mệt mỏi, có thể từ nhẹ đến nặng.
- Loét miệng: Hóa trị có thể gây loét miệng, người bệnh khó ăn uống.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Hóa trị có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.
- Thiếu máu: Hóa trị có thể làm giảm lượng tế bào hồng cầu, do đó thiếu máu, có thể làm cho người bệnh mệt mỏi, yếu, và hụt hơi.
- Các thay đổi ở da: Một số thuốc hóa trị có thể gây các thay đổi của da, như mẩn đỏ, khô da, hoặc bong tróc
Các tác dụng phụ khi điều trị Ung thư da: Liệu pháp đích
Liệu pháp đích là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng các thuốc có đích là các phân tử đặc thù hoặc các gen có quan hệ với sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư. Liệu pháp đích có hiệu quả trong điều trị ung thư da, nhưng có thể có tác dụng phụ, có thể thay đổi phụ thuộc vào loại thuốc đích được sử dụng, và sức khỏe tổng thể của người bệnh và lịch sử y tế. Liệu pháp đích điều trị ung thư da có thể có một số tác dụng phụ:
- Các thay đổi ở da: Liệu pháp đích có thể gây các thay đổi ở da, như phát ban, khô, hoặc mẩn đỏ. Một số thuốc có thể gây hội chứng tay chân, với đặc trưng là mẩn đỏ, sưng tấy, và đau ở bàn tay và chân.
- Mệt mỏi: Liệu pháp đích có thể gây cho người bệnh mệt mỏi, có thể từ nhẹ đến nặng.
- Các vấn đề của hệ tiêu hóa: Liệu pháp đích có thể gây các vấn đề về hệ tiêu hóa, như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, hoặc táo bón.
- Huyết áp cao: Một số thuốc điều trị đích có thể làm tăng huyết áp.
- Độc tính gan: Một số thuốc điều trị đích có thể gây nhiễm độc gan, do đó tổn hại gan.
- Các vấn đề về chảy máu: Một số thuốc điều trị đích có thể gây các vấn đề về chảy máu, như dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
Các tác dụng phụ khi điều trị Ung thư da: Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng các thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch có hiệu quả trong điều trị ung thư da, nhưng có thể có các tác dụng phụ khác nhau do loại thuốc được sử dụng, và sức khỏe tổng thể của người bệnh và lịch sử y tế. Có thể có một số tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư da:
- Các thay đổi da: Liệu pháp miễn dịch có thể gây các thay đổi trên da, như phát ban, khô, hoặc đỏ. Một số thuốc có thể gây bệnh bạch biến, với đặc trưng là các mảng da bị mất màu sắc.
- Mệt mỏi: Liệu pháp miễn dịch có thể gây mệt mỏi, có thể nhẹ hoặc nặng.
- Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Liệu pháp miễn dịch có thể gây các vấn đề về hệ tiêu hóa, như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, hoặc táo bón.
- Các tác dụng phụ liên quan đến miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều đó có thể gây các vấn đề về miễn dịch. Có thể có viêm phổi, gan, hoặc thận, và các rối loạn tự miễn, như viêm tuyến giáp, viêm đại tràng, hoặc đái tháo đường.
- Các vấn đề nội tiết: Một số thuốc của liệu pháp miễn dịch có thể gây các vấn đề về nội tiết, như rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm tuyến yên, hoặc suy thượng thận.
- Phản ứng tiêm truyền: Một số thuốc của liệu pháp miễn dịch có thể được truyền tĩnh mạch, điều đó có thể gây các phản ứng miễn dịch, như sốt, ớn lạnh hoặc hụt hơi.
Cần làm gì khi bị Ung thư Da?
Người bệnh cần biết là ung thư da có thể được điều trị thành công nếu được phát hiện sớm nhất, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi người bệnh có bất kì vấn đề gì ở da hoặc có các thay đổi ở da đáng chú ý, cần đi khám với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được đánh giá chính xác.
Nếu người bệnh nghi ngờ về ung thư da, thì được khuyến nghị đi khám ở trung tâm ung thư để có được sự hỗ trợ cần thiết. Phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư da có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Cho dù người bệnh ung thư da có thể đang ở bất kì giai đoạn nào, người bệnh cần được khám với bác sĩ ung thư có chuyên môn về ung thư da càng sớm càng tốt. Với tốc độ phát triển trong chẩn đoán và điều trị ung thư da, các phương pháp điều trị ung thư da mới có thể được tiến hành bởi các bác sĩ ung thư.
Chuyên gia, bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare điều trị ung thư da ở giai đoạn sớm, giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn.
Bác sĩ Ung thư Da ở Singapore?
Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore) – Nội khoa của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) – Ung thư của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) – Học viện Y khoa Singapore (Ung thư)
Bác sĩ Kevin Tay là chuyên gia cao cấp, bác sĩ chuyên khoa ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare và là chuyên gia được mời ở Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore. Bác sĩ Kevin Tay có bằng cấp Cử nhân ở Trường Y, Đại học Quốc gia Singapore, và được đào tạo Sau đại học (Nội khoa) ở Đại học Hawaii và theo học Ung thư ở Viện Ung thư Quốc gia (NCI), Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) ở Hoa Kỳ (USA). Bác sĩ Kevin Tay là Trưởng Nhóm Y nội trú trong quá trình đào tạo và nghiên cứu. Bác sĩ Tay được chứng nhận về Thực hành Nội khoa và Ung thư của Hội đồng Hoa Kỳ.
Trong thời gian ở Viện Ung thư Quốc gia (NCI) và Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) ở Hoa Kỳ (USA), Bác sĩ Kevin Tay được đào tạo, theo học các bác sĩ ung thư nổi tiếng thế giới, trong đó có Bác sĩ Sandy Swain là Chuyên gia thế giới về Ung thư vú và Chủ tịch Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, và Bác sĩ Giuseppe Giaccone là Trưởng Nhóm Hợp tác Ung thư Phổi của EORTC’s (Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu) và Quản lý các nghiên cứu lâm sàng ở Trung tâm Ung thư Toàn diện Lombardi, Đại học Georgetown. Bác sĩ Kevin Tay có thời gian hai năm nghiên cứu ở NIH với nhóm nghiên cứu tịnh tiến danh tiếng thế giới, dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ Wyndham Wilson, Bác sĩ Louis Staudt và Bác sĩ Elaine Jaffe.
Năm 2010 Bác sĩ Kevin Tay về Singapore, Bác sĩ Tay hoạt động ở Khoa Ung thư Nội khoa ở Trung tâm Ung thư Quốc gia. Bác sĩ tiếp tục hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ và là bác sĩ chính của Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore. Bác sĩ Tay được đánh giá là một trong số các bác sĩ ung thư hàng đầu về nghiên cứu khoa học, được Giải thưởng Cấp Trung tâm uy tín của Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia Singapore. Bác sĩ Tay hợp tác với các nhà nghiên cứu hàng đầu châu Á từ Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong và với đồng nghiệp của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ về nghiên cứu ung thư gen di truyền. Bác sĩ Tay có công bố ở nhiều tạp chí, trong đó có Tạp chí Nature Genetics, Tạp chí Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Lancet Hematology, Tạp chí Y học Hoa Kỳ, Tạp chí Leukemia & Lymphoma và Hội thảo về Huyết học.
Chuyên môn của Bác sĩ Kevin Tay là các bệnh ung thư của nữ giới như ung thư vú và ung thư phụ khoa, ung thư hắc tố, ung thư não, sarcoma xương & mô mềm và bệnh máu ác tính như u lympho, bệnh bạch cầu và đa u tủy.
Hồ sơ Y của Bác sĩ Kevin Tay
- Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 1998.
- Chứng nhận Nội khoa, Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2006
- Chứng nhận Ung thư, Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2009
- Trưởng Nhóm Y nội trú, Khoa Y, Trường Y John A. Burns, Đại học Hawaii, 2006
- Trưởng Nhóm, Nhánh Ung thư Nội khoa, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Sức khỏe Quốc gia, Bethesda, 2008
Ung thư Da
Ung thư Da
Ung thư da là ung thư phát triển từ các tế bào của da. Có ba loại ung thư da chính: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, và ung thư tế bào hắc tố.
Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất và thường biểu hiện như cục u có màu trắng nổi gồ trên bề mặt da. Ung thư thường phát triển ở các vùng bị cháy nắng (da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), như mặt và cổ.
Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư da phổ biến xếp thứ hai và thường biểu hiện như mảng vảy màu đỏ hoặc loét trên da. Ung thư có thể phát triển ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, như mặt, tai, và tay.
Ung thư hắc tố là loại ung thư da ít phổ biến, nhưng là loại ung thư da đáng sợ nhất vì ung thư hắc tố có thể lan đến các phần khác của cơ thể. Ung thư thường biểu hiện như một điểm hoặc nốt ruồi có hình dạng bất thường, màu sẫm trên da.
Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) là tia xạ từ ánh nắng mặt trời hoặc giường nhuộm da là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư da. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm có làn da trắng, có tiền sử bị cháy nắng, suy giảm hệ miễn dịch, và lịch sử gia đình bị ung thư da.
Ung thư da là loại ung thư phổ biến tính toàn thế giới, và tỷ lệ bị ung thư da đang tăng dần ở nhiều quốc gia. Ở Singapore, ung thư da là ung thư phổ biến xếp thứ 6 ở nam giới và là ung thư phổ biến xếp thứ 7 ở nữ giới, theo Thông tin Ung thư Singapore. Số liệu mới nhất được thống kê cho thấy có 3781 trường hợp bị ung thư được chẩn đoán ở Singapore từ 2016 – 2020.
Tính toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ung thư da khác nhau theo vùng và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư da là ung thư phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 20% tổng số trường hợp ung thư được chẩn đoán. Năm 2020, toàn thế giới ước tính có hơn 1,2 triệu trường hợp bị ung thư hắc tố mới và hơn 3 triệu trường hợp bị ung thư da mới không là ung thư hắc tố.
Dấu hiệu & Triệu chứng của Ung thư Da
Các Triệu chứng phổ biến nhất của Ung thư Da:
- Một sự phát triển mới hoặc nốt ruồi trên da: có thể xuất hiện dưới dạng vết sưng hoặc mảng da bị đổi màu, nổi gồ lên hoặc thô ráp.
- Các thay đổi của nốt ruồi có trước đó: có thể thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc cấu trúc.
- Đường viền không đều: các cạnh của nối ruồi hoặc phát triển có thể không đều hoặc có khía.
- Ngứa, chảy máu hoặc đóng vảy: nốt ruồi hoặc khối u bị ngứa, chảy máu hoặc đóng vảy cần được chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá.
- Có vảy hoặc các mảng đỏ: một mảng da có vảy, đỏ hoặc bị kích thích có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả ung thư da đều xuất hiện với các triệu chứng trên, và một số trường hợp bệnh có thể chỉ được phát hiện qua kiểm tra da định kì. Kiểm tra da định kì có thể giúp phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm, khi đó ung thư có khả năng điều trị cao nhất.
Sàng lọc Ung thư Da
Ở Singapore, thì Health Promotion Board (HPB) khuyến nghị người dân cần tiến hành tự kiểm tra da định kì để xem xét có bất kì thay đổi nào hoặc có bất thường nào trên da. Và HPB khuyến nghị người dân mà có nguy cơ cao hơn phát triển ung thư da, như người da trắng, tiền sử gia đình bị ung thư da, hoặc có lịch sử tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cần đi kiểm tra da định kì với chuyên gia y tế.
Trong quá trình kiểm tra da, chuyên gia chăm sóc sức khỏe quan sát bằng mắt để xem xét có sự phát triển bất thường hoặc có tổn thương trên da. Nếu có bất kì bất thường nghi ngờ là ung thư da được phát hiện, sinh thiết có thể được tiến hành để đánh giá đó có là ung thư.
Bên cạnh đó, HPB khuyến nghị người dân cần bảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời, như mặc quần áo chống nắng và kem chống nắng, và tránh giường tắm nắng nhuộm da. Điều quan trọng là người dân có nhận biết được các dấu hiệu sớm của ung thư da và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cảm thấy bất kì thay đổi hoặc bất thường nào trên da.
Chẩn đoán
Ung thư Da
Ung thư da có thể được chẩn đoán dựa vào kết hợp khám lâm sàng và sinh thiết.
Khi khám lâm sàng, chuyên gia chăm sóc sức khỏe quan sát da bằng mắt để xem xét có bất kì sự phát triển nghi ngờ bất thường hoặc các tổn thương trên da. Bác sĩ có thể sử dụng máy soi da phóng đại, một thiết bị quang học phóng đại cầm tay cung cấp hình ảnh nhìn chi tiết về da, để kiểm tra chặt chẽ bất kì vùng da nào.
Nếu phát hiện có bất thường, có thể tiến hành sinh thiết để đánh giá đó có là ung thư. Sinh thiết cần lấy một mẫu mô da nhỏ từ vùng da có bất thường và kiểm tra dưới kính hiển vi. Có một số loại sinh thiết khác nhau, chọn sinh thiết da nào có thể dựa vào kích thước và vị trí bất thường, trong đó có sinh thiết cạo, sinh thiết bấm, và sinh thiết cắt.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, MRI, hoặc PET có thể giúp xác định mức độ ung thư và tình trạng ung thư lan đến các phần khác của cơ thể.
Cần chú ý là không phải tất cả sự phát triển bất thường trên da hoặc các tổn thương trên da đều là ung thư, và không phải toàn bộ ung thư da đều xuất hiện các triệu chứng. Kiểm tra da định kì có thể giúp phát hiện sớm ung thư da, khi đó điều trị đạt được kết quả cao nhất. Nếu có bất kì thay đổi hoặc bất thường nào đáng chú ý trên da, điều quan trọng là cần khám với chuyên gia y tế do đó được đánh giá chắc chắn về bệnh.
Nguyên nhân & Yếu tố Nguy cơ bị Ung thư Da?
Nguyên nhân chính của ung thư da là tổn hại đến DNA trong các tế bào da, thường là do tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời hoặc giường nhuộm da. Khi DNA của các tế bào da bị tổn hại, các tế bào có thể phát triển và phân chia mất kiểm soát, từ đó phát triển ung thư da.
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến, nguyên nhân ung thư da:
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thời gian dài hoặc người bị cháy nắng có nguy cơ phát triển ung thư da cao hơn.
Giường tắm nắng: Giường tắm nắng (để nhuộm da) phát tia UV có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ bị ung thư da.
Da trắng: Người có làn da trắng, mắt sáng, và tóc màu vàng hoặc đỏ có nguy cơ cao hơn phát triển ung thư da.
Tiền sử gia đình: Người có lịch sử gia đình, có người trong gia đình bị ung thư da thì có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
Tuổi: Nguy cơ ung thư da tăng dần theo tuổi.
Suy giảm hệ thống miễn dịch: Người suy giảm hệ thống miễn dịch, như người bị HIV hoặc người được ghép tạng, có nguy cơ cao hơn phát triển ung thư da.
Tiếp xúc với một số hóa chất: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, như arsenic (thạch tín), có thể tăng nguy cơ bị ung thư da.
Điều quan trọng là cần bảo vệ da, hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bằng cách mặc quần áo chống nắng và bôi kem chống nắng, và không nhuộm da với giường tắm nắng. Nếu người có các yếu tố nguy cơ cao bị ung thư da thì cần kiểm tra da định kì và luôn cảnh giác trong khi kiểm tra da xem có bất kì thay đổi hoặc bất thường nào.
Các loại Ung thư Da?
Có ba loại ung thư da chính: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, và ung thư tế bào hắc tố.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC): là loại ung thư da phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp bị ung thư da. BCC thường phát triển ở các vùng da mà có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như mặt, cổ, và cánh tay. Thông thường, ung thư biểu mô tế bào đáy xuất hiện như là cục u nhỏ, vết có sáp hoặc tổn thương phẳng có màu thịt hoặc giống sẹo màu nâu.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC): SCC là loại ung thư da phổ biến xếp thứ hai, chiếm khoảng 16% trong tổng số trường hợp bị ung thư da. SCC thường phát triển ở các vùng da có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như mặt, cổ, và cánh tay. Ung thư biểu mô tế bào vảy xuất hiện như là nốt đỏ, rắn hoặc tổn thương phẳng với bề mặt có vảy, dầy cứng.
- Ung thư tế bào hắc tố da: Ung thư hắc tố là loại ung thư da ít phổ biến hơn nhưng nguy hiểm hơn. Ung thư phát triển từ các tế bào tạo màu, sắc tố da (các tế bào hắc tố) và có thể phát triển ở bất kì vị trí nào của cơ thể, thậm chí xuất hiện ở vùng mà không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ung thư hắc tố có thể biểu hiện là có nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi đã có trước đó với các thay đổi về kích thước, hình dáng, hoặc màu sắc, hoặc như là mảng có hình dạng bất thường, màu tối.
Các loại ung thư da khác hiếm khi có là ung thư biểu mô tế bào Merkel, u sarcoma xơ bì lồi, và u sarcoma Kaposi. Quan trọng là người bệnh khi có bất kì các tổn thương da biến đổi hoặc bất thường thì cần được đánh giá bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định đó có là ung thư.
Giai đoạn Ung thư Da?
Thông thường, các giai đoạn ung thư da được xác định theo kích thước và độ sâu của các tế bào bị ung thư, ung thư có lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các cơ quan khác, và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các giai đoạn ung thư da:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn 0 là ung thư hắc tố tại chỗ, và các tế bào ung thư chỉ hiện diện ở lớp đầu tiên của da và không lan đi xa.
- Giai đoạn I: Ở giai đoạn I, ung thư giới hạn chỉ ở da và không lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các cơ quan khác.
- Giai đoạn II: Ở giai đoạn II, ung thư phát triển sâu hơn vào các lớp khác của da và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng không di căn tới các cơ quan khác.
- Giai đoạn III: Ở giai đoạn III, ung thư lan đến các hạch bạch huyết gần đó và có thể phát triển vào các mô gần đó.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn IV là giai đoạn muộn của ung thư da tiến triển đi xa nhất, khi đó ung thư di căn đến các cơ quan xa, như phổi hoặc gan.
Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả các loại ung thư da đều được phân loại theo hệ thống giai đoạn trên. Ví dụ, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy thường được phân chia giai đoạn dựa vào kích thước và vị trí ung thư hơn là theo mức độ lan rộng của ung thư. Các chuyên gia ung thư da của OncoCare có thể giúp đánh giá giai đoạn ung thư da của mỗi người bệnh dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có lịch sử y tế của người bệnh, khám lâm sàng, và các xét nghiệm chẩn đoán.