Chẩn đoán & Điều trị Sarcoma ở Singapore
Điều trị Sarcoma ở Singapore?
Các phương pháp điều trị cho các sarcoma xương và sarcoma mô mềm chỉ ở người trưởng thành.
Các sarcoma có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích, hoặc liệu pháp miễn dịch.
Các phương pháp điều trị được khuyến nghị cho sarcoma phụ thuộc vào các yếu tố, đó là loại ung thư và giai đoạn bệnh sarcoma, các tác dụng phụ có thể có khi điều trị, và thể trạng sức khỏe tổng thể và mong muốn của người bệnh. Thông thường, để điều trị sarcoma thì bác sĩ kết hợp các phương pháp điều trị.
Các phương pháp điều trị phổ biến đối với sarcoma xương và sarcoma mô mềm được mô tả ở dưới.
Phẫu thuật loại bỏ khối u và một ít mô khỏe mạnh xung quanh. Có khi người bệnh được đề nghị phẫu thuật loại bỏ khối u sau khi hóa trị. Phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ bất kì các tế bào ung thư bị bỏ sót sau khi hóa trị hoặc xạ trị. Bác sĩ chuyên khoa ung thư chỉnh hình thường là bác sĩ tiến hành quá trình phẫu thuật.
Thường thì khối u có thể được loại bỏ mà không gây khuyết tật. Nhưng, nếu ung thư ở cánh tay hoặc chân, phẫu thuật loại bỏ quá nhiều xương có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tay chân (về chức năng). Ghép xương từ các phần khác của cơ thể có thể giúp tái tạo cấu trúc tay chân, và cấu trúc nhân tạo bằng khớp hoặc xương kim loại hoặc nhựa có thể thay thế cho mô bị mất. Liệu pháp vật lý sau phẫu thuật có thể giúp người bệnh học cách sử dụng tay chân (để hoạt động).
Phẫu thuật có thể để điều trị sarcoma xương mà có lan truyền hoặc di căn đến các phần khác của cơ thể. Như phẫu thuật có thể hiệu quả trong loại bỏ di căn phổi, đó là vị trí mà các sarcoma xương thường lan truyền đến nhất.
Sarcoma xương
- Sarcoma xương: Phẫu thuật
Phẫu thuật có vai trò quan trọng trong điều trị nhiều sarcoma xương. Các phương thức phẫu thuật cho sarcoma xương:
- Phẫu thuật cắt rộng khối u: Phẫu thuật cắt bỏ khối u và một ít mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
- Phẫu thuật bảo tồn chi: Nếu khối u ở cánh tay hoặc chân, các kỹ thuật để giữ cho cánh tay hoặc chân ít bị ảnh hưởng nhất, phẫu thuật bảo tồn chi được sử dụng bất kì khi nào có thể, giúp bảo toàn chức năng và hình dáng của chi. Nhưng, trong một số trường hợp cần phẫu thuật cắt cụt chi, là cắt bỏ cánh tay hoặc chân có khối u. Quyết định của bác sĩ phụ thuộc vào kích thước và/hoặc vị trí khối u.
- Phẫu thuật cắt cụt chi: Đối với một số người bệnh, phẫu thuật cắt cụt chi có thể được đề nghị như là phương pháp tốt nhất để điều trị sarcoma, loại bỏ triệt để khối u đó. Đó là người bệnh có sarcoma ở vị trí không thể loại bỏ được hoàn toàn bằng phẫu thuật, người bệnh không thể phẫu thuật tái tạo được, và người bệnh mà vùng phẫu thuật không đủ mô mềm che phủ. Sau khi phẫu thuật cắt cụt chi, thì cần dùng chi giả.
- Phẫu thuật tạo hình xoay: là phương thức phẫu thuật loại bỏ khối u và khớp đầu gối. Phần chân được giữ ở dưới đầu gối sau đó được gắn với phần chân được giữ ở trên đầu gối, với xoay bàn chân về phía sau và mắt cá hoạt động như đầu gối. Phần chi giả có thể gắn vào bàn chân.
- Sarcoma Ewing: Phẫu thuật
Sau hóa trị hoặc xạ trị, ung thư có thể còn tồn tại trong cơ thể người bệnh do đó thường cần được tiến hành phẫu thuật loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u bất kì khi nào có thể. Ghép sử dụng mô và xương được lấy từ người cho hoặc ở vùng khác của chính cơ thể người bệnh có thể giúp thay thế mô hoặc xương bị cắt bỏ. Đôi khi có thể sử dụng cấy ghép bằng xương tổng hợp.
- Sarcoma sụn: Phẫu thuật
Sarcoma sụn là một dạng ung thư xương hiếm gặp, mỗi người bệnh bị sarcoma sụn được điều trị khác nhau. Để loại bỏ được khối u nhiều nhất có thể thì cần phẫu thuật. Phẫu thuật lạnh là phương pháp phẫu thuật sử dụng khí lạnh để phá hủy các mô ung thư.
- U tế bào khổng lồ: Phẫu thuật
Các u tế bào khổng lồ thường xuất hiện ở người trưởng thành trẻ khi mà bộ xương đã hoàn thiện. Phương pháp phẫu thuật có thể là:
- Phẫu thuật cắt cụt chi: Đối với một số người bệnh, phẫu thuật cắt bỏ chi có thể là phương pháp tốt nhất để điều trị các u tế bào khổng lồ. Bao gồm có người bị sarcoma ở vị trí mà không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, người bệnh không thể phẫu thuật tái tạo được, và người bệnh mà vùng phẫu thuật không đủ mô mềm để che phủ. Sau phẫu thuật cắt cụt chi, cần sử dụng chi giả.
- Ghép xương: Đó là quá trình phẫu thuật ghép xương, khi mà xương bị bệnh hoặc bị tổn hại được sửa chữa, và tái tạo bằng cách cấy ghép xương. Để ghép xương, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng xương từ xương sườn, xương hông hoặc xương chân của người bệnh. Bên cạnh đó, thì bác sĩ phẫu thuật có thể ghép xương từ mô xương của người cho là người chết.
- Tái tạo xương: Phẫu thuật tái tạo xương thường sử dụng mô từ một vùng của cơ thể người bệnh để sửa chữa cho một vùng khác. Bác sĩ phẫu thuật di chuyển, hoặc cấy ghép, mô khỏe mạnh từ phần khác của chính cơ thể người bệnh đến vùng cần sửa chữa.
Sarcoma mô mềm
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với sarcoma mô mềm. Phẫu thuật thường điều trị cho các u độ ác tính thấp, kích thước nhỏ ở thân, cánh tay hoặc chân. Có thể có các phương thức phẫu thuật đối với sarcoma mô mềm:
- Phẫu thuật Mohs kiểm soát bằng kính hiển vi: Đó là quá trình phẫu thuật khối u được cắt từ da theo các lớp mỏng. Khi phẫu thuật, rìa của khối u và mỗi lớp khối u được cắt bỏ được quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra các tế bào ung thư. Các lớp tiếp tục được cắt bỏ cho đến khi không có các tế bào ung thư được nhìn thấy. Phương pháp phẫu thuật Mohs loại bỏ ít mô bình thường nhất có thể và thường được đề nghị khi mà vị trí biểu hiện là quan trọng, như ở trên da.
- Phẫu thuật cắt rộng khối u: Đó là phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u và một ít mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
- Phẫu thuật bảo tồn chi: Nếu khối u ở cánh tay hoặc chân, các kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn chi để giữ cánh tay hoặc chân ít bị ảnh hưởng nhất có thể. Nhưng, trong một số trường hợp cần thiết phẫu thuật cắt cụt chi có khối u. Quyết định của bác sĩ phụ thuộc vào vị trí và/hoặc kích thước khối u.
- Phẫu thuật cắt cụt chi: Ở một số người bệnh, phẫu thuật cắt cụt chi có thể là điều trị tốt nhất đối với sarcoma. Đó là người bệnh bị sarcoma ở vị trí mà không thể loại bỏ hoàn toàn ung thư bằng phẫu thuật, người bệnh không thể phẫu thuật tái tạo được và người bệnh mà vùng phẫu thuật không đủ mô mềm che phủ. Sau phẫu thuật cắt cụt chi, thì người bệnh cần đến chi giả.
- Nạo vét hạch bạch huyết: là quá trình phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết và lấy mẫu mô kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm thấy các dấu hiệu của ung thư.
- U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Phẫu thuật
Khối u và một ít mô xung quanh khối u có thể được loại bỏ nếu u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) không lan truyền đi và ở vùng mà có thể tiến hành phẫu thuật mà không có rủi ro. Nội soi, sử dụng ống mỏng, chiếu sáng, đôi khi được sử dụng trong quá trình phẫu thuật để xem bên trong cơ thể. Ống nội soi đặt vào một trong các vết mổ nhỏ được tạo ở thành bụng. Để loại bỏ mô hoặc tổ chức nào thì bác sĩ cần các dụng cụ có thể đi vào qua vết mổ đặt ống nội soi hoặc qua vết mổ khác.
- Sarcoma mỡ: Phẫu thuật
Phương pháp điều trị chính đối với sarcoma mỡ là phẫu thuật. Nếu ung thư nhỏ và không tiến triển vào các vùng khác của cơ thể, thì phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị duy nhất mà người bệnh cần. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ khối u nhiều nhất có thể và không tổn thương đến cánh tay hoặc chân của người bệnh, là vị trí mà sarcom mỡ thường bắt đầu.
Điều trị sarcoma mỡ thường liên quan đến phẫu thuật bảo tồn chi. Bác sĩ phẫu thuật chỉ cắt bỏ khối u và một vòng mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Loại bỏ các tế bào dư thừa để đảm bảo là ung thư không tái phát.
- Sarcoma tử cung (bao gồm có sarcoma mô đệm nội mạc tử cung và sarcom cơ trơn): Phẫu thuật
Các phương thức phẫu thuật đối với ung thư tử cung thường là:
- Cắt bỏ tử cung: Phụ thuộc vào mức độ của ung thư, bác sĩ phẫu thuật tiến hành cắt tử cung đơn giản (cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) hoặc cắt tử cung triệt căn (cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và phần trên của âm đạo, và các mô gần đó). Ở người bệnh mãn kinh, bác sĩ phẫu thuật thường tiến hành cắt bỏ buồng trứng – vòi trứng hai bên.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể tiến hành qua đường cắt ở bụng, nội soi ổ bụng hoặc có sự trợ giúp của robot, với sử dụng một số đường mổ bé, hoặc qua đường âm đạo. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường do bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tiến hành, đó là bác sĩ có chuyên môn về phẫu thuật hệ thống sinh sản của phụ nữ. Trong phẫu thuật có sự trợ giúp của robot, một máy quay và các dụng cụ được đưa vào qua vết cắt kích thước lỗ khóa nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật trực tiếp sử dụng các cánh tay robot để cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và mô xung quanh. Nếu người bệnh không còn ung thư trong mô bị loại bỏ khi phẫu thuật cắt tử cung, thì có thể không cần điều trị bổ trợ. Nhưng người bệnh được khuyến nghị cần sàng lọc (tầm soát) định kì và tiến hành các xét nghiệm để xem xét khả năng ung thư tái phát.
- Cắt bỏ hạch bạch huyết: Khi tiến hành cắt bỏ tử cung, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ hạch bạch huyết gần khối u để đánh giá ung thư có lan truyền ngoài tử cung không?. Cắt bỏ hạch có thể được tiến hành qua quy trình được gọi là sinh thiết hạch lính gác hoặc nạo vét hạch. Nạo vét hạch là quá trình phẫu thuật loại bỏ một số hạch bạch huyết. Sinh thiết hạch gác có thể cần tiêm thuốc nhuộm vào tử cung khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cắt bỏ một số hạch bạch huyết ở vị trí mà thuốc nhuộm tập trung. Đối với ung thư tử cung thì quá trình đó phổ biến hơn là nạo vét hạch.
- Sarcoma đa hình không biệt hóa (UPS): Phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật, có thể cần hóa trị để thu nhỏ khối u. Hóa trị thường giúp loại bỏ ít mô xương hơn và giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề sau phẫu thuật.
Có các phương thức phẫu thuật cho sarcoma đa hình không biệt hóa (UPS):
- Phẫu thuật cắt rộng khối u: là phẫu thuật để cắt bỏ khối u (ung thư) và một ít mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
- Phẫu thuật bảo tồn chi: Nếu khối u ở cánh tay hoặc chân, các kỹ thuật phẫu thuật để giữ cánh tay hoặc chân của người bệnh ít bị ảnh hưởng nhất có thể. Nhưng, trong một số trường hợp cần cắt cụt chi, cắt bỏ cánh tay hoặc chân có khối u. Điều đó phụ thuộc vào kích thước và/hoặc vị trí khối u.
- Phẫu thuật cắt cụt chi: Đối với một số người bệnh, phẫu thuật cắt cụt chi là lựa chọn tốt nhất để điều trị sarcoma. Đó là người bệnh bị sarcoma ở vị trí mà không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, người bệnh không thể phẫu thuật tái tạo được, và người bệnh có vùng phẫu thuật không đủ mô mềm che phủ. Sau phẫu thuật cắt cụt chi, người bệnh cần chi giả.
- Phẫu thuật tạo hình xoay: là phương thức phẫu thuật loại bỏ khối u và khớp đầu gối. Phần chân được giữ ở dưới đầu gối sau đó được gắn với phần chân được giữ ở trên đầu gối, với xoay bàn chân về phía sau và mắt cá hoạt động như đầu gối. Phần chi giả có thể gắn vào bàn chân.
- Sarcoma mạch máu: Phẫu thuật
Sarcoma mạch máu là ung thư phát triển nhanh, do đó bác sĩ cần điều trị tích cực.
Trong phẫu thuật, bác sĩ loại bỏ sarcoma mạch máu nhiều nhất có thể bằng cách phẫu thuật nhưng trong một số tình huống thì điều đó là không thể do vị trí ung thư.
- Sarcoma bao hoạt dịch: Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị sarcoma bao hoạt dịch. Mục đích là loại bỏ khối u ác tính với phần rìa mô khỏe mạnh. Đôi khi có thể phẫu thuật cắt cụt chân hoặc có thể loại bỏ toàn bộ cơ hoặc khối cơ.
Bác sĩ có thể đề nghị phác đồ hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Xạ trị là phương pháp điều trị thường cho các sarcoma xương mà không thể loại bỏ hết bằng phẫu thuật. Xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật giúp thu nhỏ khối u hoặc để tiêu diệt bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót. Xạ trị cho phép phẫu thuật ít xâm lấn hơn, thường bảo tồn cánh tay hoặc chân. Xạ trị sử dụng các tia X năng lượng cao hoặc các nguyên tử khác để phá hủy các tế bào ung thư. Xạ trị có thể là điều trị giảm bệnh để cải thiện chất lượng sống của người bệnh bằng điều trị các triệu chứng và tác dụng phụ.
Cách xạ trị phổ biến nhất là xạ trị chùm tia ngoài, khi mà tia xạ được chiếu từ một máy xạ trị ở bên ngoài cơ thể người bệnh. Khi xạ trị sử dụng dụng cụ cấy ghép là xạ trị trong hoặc xạ trị áp sát. Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) là loại xạ trị có thể điều trị các sarcoma xương mà có di căn tới phổi. SBRT sử dụng một ít lượng phóng xạ tập trung cao vào kiểm soát hoặc phá hủy một vùng u nhỏ.
Phác đồ xạ trị, hoặc liệu trình xạ trị thường bao gồm một số đợt điều trị trong khoảng thời gian được thiết lập.
Sarcoma xương
- Sarcoma xương: Xạ trị
Các tế bào sarcoma xương không thể giết dễ dàng bằng xạ trị ngoài. Xạ trị ngoài có thể được sử dụng khi khối u nhỏ còn sót sau phẫu thuật hoặc được sử dụng đồng thời với các điều trị khác.
- Xạ trị ngoài: Xạ trị ngoài sử dụng một máy chiếu xạ ở bên ngoài cơ thể người bệnh để chiếu chùm tia xạ vào vùng cơ thể bị ung thư.
- Xạ trị áp sát: là xạ trị trong, sử dụng chất phóng xạ được mang vào cơ thể người bệnh qua kim, hạt, dây điện hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào bên trong cơ thể vào gần khối u.
- Sarcoma Ewing: Xạ trị
Đối với Sarcoma Ewing, xạ trị thường được sử dụng khi không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật không loại bỏ được toàn bộ tế bào ung thư, và khi hóa trị không có hiệu quả.
Phương pháp xạ trị phổ biến nhất là xạ trị chùm tia ngoài, khi mà chùm tia xạ phát từ một máy ở bên ngoài cơ thể. Khi xạ trị trong hoặc xạ trị áp sát thì được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ cấy ghép vào bên trong cơ thể. Phác đồ xạ trị hoặc liệu trình xạ trị thường gồm các đợt được tiến hành trong khoảng thời gian xác định.
- Sarcoma sụn: Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị cho một số sarcoma sụn mà không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Khi có thể, người bệnh được xem xét điều trị dựa vào các nguyên tử (proton hoặc carbon ion). Dưới hướng dẫn hình ảnh và xạ trị điều biến liều có thể được sử dụng để phân bố điều trị dựa vào photon.
- U tế bào khổng lồ: Xạ trị
Đối với các u tế bào khổng lồ, xạ trị có thể được tiến hành trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, hoặc có thể được tiến hành sau phẫu thuật để phá hủy bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót. Xạ trị có thể giúp diện phẫu thuật cắt ít rộng hơn, thường bảo tồn được cánh tay hoặc chân.
Sarcoma mô mềm
Xạ trị có thể được tiến hành trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giúp phẫu thuật loại bỏ khối u dễ dàng hơn. Hoặc xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật để phá hủy bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót trong cơ thể. Xạ trị có thể giúp phẫu thuật ít hơn, kết quả phẫu thuật tốt hơn, thường bảo tồn được các cấu trúc quan trọng ở cánh tay hoặc chân nếu sarcoma ở vị trí cánh tay hoặc chân.
- Xạ trị ngoài: xạ trị sử dụng một máy ở bên ngoài cơ thể chiếu xạ đến vùng cơ thể bị ung thư.
- Xạ trị áp sát: là cách xạ trị trong, sử dụng chất phóng xạ kín trong kim, hạt, dây điện, hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào bên trong cơ thể đến gần khối u.
- Xạ trị chùm tia proton: Liệu pháp proton là loại xạ trị ngoài sử dụng các proton thay thế cho tia X. Giống với tia X, các proton có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị proton thường sử dụng cho các phần cơ thể gần các cấu trúc quan trọng, như gần tủy sống hoặc nền sọ.
- Xạ trị trong khi phẫu thuật: là một phần của liệu trình xạ trị, khi mà xạ trị có thể tiến hành trong quá trình phẫu thuật. Khi đang phẫu thuật, xạ trị được chiếu thẳng vào mô bệnh. Cách tiếp cận đó có thể giảm nguy cơ mô bình thường tiếp xúc với tia xạ như xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát, giảm tác dụng phụ của xạ trị.
- U mô đệm đường tiêu hóa (GIST): Xạ trị
Xạ trị hiếm khi được sử dụng để điều trị người bệnh bị u mô đệm đường tiêu hóa (GIST). Nhưng có thể tiến hành xạ trị để điều trị giảm nhẹ để giảm đau, như đau xương, hoặc dừng chảy máu.
- Sarcoma mỡ: Xạ trị
Xạ trị có thể được tiến hành trước khi phẫu thuật sarcoma mỡ để giảm kích thước khối u, từ đó có thể giúp phẫu thuật loại bỏ khối u dễ dàng hơn. Xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật để phá hủy bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót. Xạ trị có thể cho phép phẫu thuật ít hơn, thường bảo tồn được các cấu trúc quan trọng ở cánh tay hoặc chân nếu sarcoma ở vị trí đó.
- Sarcoma tử cung (bao gồm sarcoma mô đệm nội mạc tử cung và sarcoma cơ trơn): Xạ trị
Đối với một số người bệnh bị ung thư tử cung cần phẫu thuật và xạ trị. Xạ trị thường tiến hành sau phẫu thuật để phá hủy bất kì tế bào ung thư bị bỏ sót. Xạ trị có thể tiến hành trước phẫu thuật để giúp thu nhỏ khối u. Nếu người bệnh không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị thay thế.
Các phương thức xạ trị để điều trị ung thư tử cung có thể bao gồm: xạ trị trực tiếp đến toàn bộ vùng chậu và/hoặc chỉ ở vùng âm đạo, thường được gọi là xạ trị áp sát âm đạo. Bác sĩ quyết định phương thức xạ trị nào là tốt nhất dựa vào các yếu tố. Nhưng một số người bệnh nguy cơ thấp có thể chỉ cần xạ trị áp sát âm đạo thay vì xạ trị toàn vùng chậu.
Xạ trị vùng chậu có thể được xem xét cho một số người bệnh bị ung thư lan truyền đến 1/2 độ dày của cơ tử cung hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi và khả năng ung thư có lan truyền vào máu hoặc mạch bạch huyết.
- Sarcoma đa hình không biệt hóa (UPS): Xạ trị
Các tế bào ung thư của sarcoma đa hình không biệt hóa khó bị tiêu diệt bởi xạ trị ngoài. Xạ trị có thể được sử dụng khi mà có ít u bị bỏ sót sau phẫu thuật hoặc được sử dụng đồng thời với các điều trị khác.
- Xạ trị ngoài: xạ trị ngoài sử dụng một máy ở bên ngoài cơ thể người bệnh chiếu xạ đến vùng cơ thể bị ung thư.
- Xạ trị áp sát: là xạ trị trong, sử dụng chất phóng xạ kín trong kim, hạt, dây điện, hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào trong hoặc gần khối u.
- Sarcoma mạch máu: Xạ trị
Xạ trị có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật. Xạ trị chiếu xạ vào vùng u để ngăn ngừa ung thư tái phát sau khi bị cắt bỏ. Xạ trị có thể được sử dụng nếu sarcoma mạch máu không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật.
- Sarcoma bao hoạt dịch: Xạ trị
Điều trị sarcoma bao hoạt dịch phụ thuộc vào ung thư có lan truyền đi không? Sarcoma bao hoạt dịch có thể phát triển được một thời gian trước khi được phát hiện, do đó có nguy cơ cao là ung thư có lan truyền đến các phần khác của cơ thể. Xạ trị được tiến hành trước hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị sử dụng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường bằng cách chống quá trình các tế bào ung thư phát triển, phân chia và tiếp tục lan truyền đi.
Phác đồ hóa trị, hoặc liệu trình hóa trị, thông thường có các chu kỳ điều trị được thiết lập trước, được quản lý trong một khoảng thời gian. Người bệnh có thể dùng một thuốc ở một thời gian hoặc kết hợp các thuốc trong thời gian đó. Hóa trị sarcoma xương thường được quản lý khi người bệnh ngoại trú (là khi điều trị thì người bệnh đến phòng bác sĩ, trung tâm mà không cần ở nội trú trong bệnh viện).
Hóa trị toàn thân đi vào dòng máu để tiếp cận đến các tế bào ung thư ở toàn bộ cơ thể người bệnh. Cách thông thường mang hóa chất vào cơ thể là đường truyền tĩnh mạch (IV) bằng cách dùng kim đặt vào tĩnh mạch hoặc dùng thuốc uống (đường miệng). Nhưng hóa trị đối với sarcoma Ewing thường tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ, hiếm khi qua đường uống.
Phác đồ hóa trị, hoặc liệu trình hóa trị, thường bao gồm các chu kỳ trong một khoảng thời gian xác định. Người bệnh có thể dùng một thuốc ở một thời gian hoặc kết hợp các thuốc khác nhau trong thời gian đó.
Thường hóa trị khi sarcoma có lan truyền đi (di căn). Có thể chỉ hóa trị hoặc hóa trị được kết hợp với phẫu thuật, xạ trị.
Liệu pháp đích là phương pháp điều trị ung thư có đích vào các gen đặc thù, các protein, hoặc môi trường mô đóng góp vào sự phát triển và sống sót của ung thư. Liệu pháp đích khóa sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư và đồng thời hạn chế tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
Đích cho mỗi khối u là khác nhau. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để xác định các gen, các protein, và các yếu tố khác của khối u của mỗi người bệnh để tìm kiếm phương pháp điều trị đích hiệu quả nhất. Do đó cho phép bác sĩ ung thư chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho mỗi người bệnh bất kì khi nào có thể.
Liệu pháp đích cho sarcoma xương và sarcoma mô mềm có thể là:
- Liệu pháp kháng thể đơn dòng: Các kháng thể đơn dòng là các protein của hệ thống miễn dịch được tạo trong phòng thí nghiệm để điều trị nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Là một phần của điều trị ung thư, các kháng thể đơn dòng có thể gắn vào một mục tiêu đích cụ thể trên các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác mà có thể giúp các tế bào ung thư phát triển. Từ đó các kháng thể có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hoặc giữ các tế bào ung thư không lan rộng. Các kháng thể đơn dòng thường được truyền. Các kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng riêng hoặc mang theo các thuốc, chất độc, hoặc chất phóng xạ trực tiếp đến các tế bào ung thư. Ganitumab là kháng thể đơn dòng được nghiên cứu để điều trị sarcoma Ewing di căn.
- Các chất ức chế kinase: Các mạch máu chiếm phần lớn trong các tổn thương sarcoma Kaposi, do đó có nhiều nghiên cứu về điều trị tập trung vào chống tăng sinh mạch, là quá trình tạo mạch máu mới. Mục tiêu của liệu pháp kháng tạo mạch sử dụng chất ức chế kinase là để dừng quá trình tạo mạch máu mới từ đó các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển và lan truyền của ung thư không thể vận chuyển đến khối u. Do đó gây chết đói khối u.
- Liệu pháp ức chế NEDD8-activating enzyme (NAE): Các chất ức chế NAE là các thuốc gắn vào NAE và dừng các tế bào ung thư phân chia. Pevonedistat là thuốc ức chế NAE đang được nghiên cứu trong điều trị sarcoma Ewing tái phát.
- Các thuốc điều hòa miễn dịch: các thuốc điều hòa miễn dịch (hoặc điều biến miễn dịch) là các thuốc thay đổi cách hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động và tương tác với các tế bào ung thư, và có thể chặn sự hình thành mạch máu mới của khối u.
- Chất ức chế mTOR (Mammalian target of rapamycin): chất ức chế mTOR chặn một protein được gọi là mTOR, có thể tác động đến các tế bào ung thư dừng phát triển và chặn sự phát sinh các mạch máu mới mà khối u cần để phát triển. Everolimus là một chất ức chế mTOR được sử dụng cho điều trị sarcoma xương tái phát.
Sirolimus protein-bound particles (Fyarro): Sirolimus là chất ức chế kinase mà có đích tác động là mTOR. Thuốc Sirolimus được truyền để điều trị u tế bào biểu mô quanh mạch (PEComa) tiến triển tại chỗ và không thể loại bỏ bằng phẫu thuật, và PEComa ác tính di căn. PEComa là loại u hiếm gặp, hình thành ở mô mềm của dạ dày, ruột non, phổi, cơ quan sinh sản nữ giới, và hệ niệu-sinh dục. Đa số PEComa là lành tính.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh để chiến đấu với ung thư. Các chất được tạo bởi cơ thể hoặc được tạo trong phòng thí nghiệm được sử dụng để tăng cường phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể người bệnh chống ung thư. Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư là một loại của liệu pháp sinh học.
- Liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: liệu pháp chặn các protein cụ thể được tạo bởi tế bào của hệ thống miễn dịch, như tế bào T. Các protein đó giúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch và có thể các tế bào T không giết các tế bào ung thư. Khi các protein đó bị khóa, các chất ức chế trên hệ thống miễn dịch được giải phóng và các tế bào T có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Nivolumab và ipilimumab là hai chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được nghiên cứu trong điều trị sarcoma Ewing tái phát.
- Liệu pháp tế bào CAR-T: là phương pháp điều trị thay đổi các tế bào T của người bệnh (tế bào T là một loại tế bào của hệ thống miễn dịch) từ đó giúp các tế bào CAR-T tấn công các protein cụ thể trên bề mặt của các tế bào ung thư. Các tế bào T được lấy từ người bệnh và các thụ thể đặc biệt được bám vào bề mặt của các tế bào T trong phòng thí nghiệm. Các tế bào được biến đổi được gọi là các tế bào T thụ thể kháng nguyên dạng khảm (tế bào CAR-T). Các tế bào CAR-T được phát triển trong phòng thí nghiệm và sau đó được truyền vào cơ thể người bệnh. Các tế bào CAR-T nhân lên trong máu của người bệnh và tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp tế bào CAR-T đang được nghiên cứu để điều trị sarcoma Ewing tái phát.
Liệu pháp miễn dịch thường không được công nhận trong điều trị sarcoma mô mềm vì liệu pháp miễn dịch không cho thấy lợi ích lớn trong điều trị sarcoma mô mềm. Các liệu pháp miễn dịch điều trị các loại ung thư khác chủ yếu liên quan đến các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Các thuốc đó tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống ung thư. Các thuốc của liệu pháp miễn dịch hiện nay có thể gây các vấn đề do các thuốc đồng thời kích hoạt phản ứng miễn dịch chống các phần cơ thể bình thường, cho thấy có các tác dụng phụ từ hoạt động của hệ thống miễn dịch quá mức.
Tác dụng phụ khi Điều trị Sarcoma
Phẫu thuật thường là hoạt động với thời gian dài và phức tạp. Tác dụng phụ ngắn hạn nghiêm trọng không phổ biến, nhưng có thể bao gồm phản ứng với chất gây mê, chảy máu nhiều, hình thành cục máu đông, và nhiễm trùng. Sau quá trình phẫu thuật người bệnh thường bị đau, và có thể cần các thuốc giảm đau trong một thời gian sau phẫu thuật cho đến khi vết thương lành.
Thời gian bị các tác dụng phụ do phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào vị trí khối u và phương phức phẫu thuật.
Các biến chứng của phẫu thuật bảo tồn chi có thể là phá vỡ hoặc nới lỏng phần ghép xương hoặc phần chi giả. Điều đó có khả năng cao hơn so với phẫu thuật xương do các lý do khác vì hóa trị được tiến hành trước và sau phẫu thuật có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến lành vết thương. Nhiễm trùng ở một vùng có thể rất nặng vì vùng đó có thể khó điều trị và có thể cần phẫu thuật tiếp. Nhiễm trùng là vấn đề ở nhiều bệnh nhân cắt cụt chi, đặc biệt ở chân, vì áp lực đặt lên da ở vị trí cắt cụt chi có thể khiến da bị phá vỡ theo thời gian.
Khi phẫu thuật thường có thể có các tác dụng phụ:
- Chảy máu
- Phồng rộp
- Nhiễm trùng
- Tổn thương mô hoặc mạch máu
- Tổn thương dây thần kinh
- Đau
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Sẹo
- Rối loạn chức năng sinh dục
- Loét
- Vết thương mở (vết thương hở, khó lành)
Các tác dụng phụ có thể có khi xạ trị phụ thuộc vào vị trí xạ trị. Thường có tác dụng phụ khi xạ trị:
- Kích ứng da (ở vùng xạ trị, từ mẩn đỏ, rộp và bong tróc)
- Rụng tóc
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Lượng tế bào máu giảm thấp
- Tăng khả năng bị nhiễm trùng
- Loét miệng và nướu/khó nuốt/khô miệng
- Phù bạch huyết
Hóa trị thường có các tác dụng phụ:
- Buồn nôn và nôn ói
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Mệt mỏi
- Đau
- Chán ăn
- Rụng tóc
- Thay đổi ở da và móng
- Tê và ngứa ran
- Sưng tấy
- Lượng bạch cầu, lượng hồng cầu và lượng tiểu cầu thấp
- Nguy cơ bị nhiễm trùng
- Nguy cơ vô sinh
Phụ thuộc vào loại thuốc đích, thì thường có thể có tác dụng phụ:
- Huyết áp thấp hoặc cao
- Tăng mức đường huyết hoặc cholesterol
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn ói
- Tiêu chảy
- Chán ăn và sút cân nặng
- Thay đổi giọng nói
- Các vấn đề về thị lực
- Phát ban da/loét miệng
- Sưng phù ở cánh tay và chân (tích tụ dịch)
- Táo bón
Liệu pháp miễn dịch có thể có tác dụng phụ:
- Buồn nôn và nôn ói
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Sưng tấy bàn tay và bàn chân
- Phát ban và các thay đổi da khác
- Các vấn đề về thị lực
- Các vấn đề về đường tiêu hóa
- Lượng tế bào máu thấp hơn
- Nguy cơ vô sinh
- Ức chế tủy xương
Cần làm gì khi bị Sarcoma?
Mỗi sarcoma không giống nhau. Mỗi trường hợp sarcoma có lịch sử tự nhiên khác biệt – từ vị trí sarcoma bắt đầu, cách sarcoma tác động đến cơ thể, mức độ phát triển nhanh của sarcoma, và khả năng đáp ứng với điều trị.
Nếu nghi ngờ bị sarcoma, thì cần đi khám bệnh, để có được sự hỗ trợ cần thiết từ bác sĩ và trung tâm ung thư. Phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác sarcoma có vai trò quan trọng cho quyết định điều trị bệnh.
Cho dù sarcoma có thể đang ở bất kì giai đoạn nào, thì người bệnh cần có kế hoạch đi khám bệnh với các bác sĩ ung thư sarcoma sớm nhất có thể. Với tốc độ phát triển trong chẩn đoán và điều trị sarcoma, các phương pháp điều trị mới có thể được tiến hành bởi các bác sĩ ung thư uy tín.
Các bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare có chuyên môn trong điều trị sarcoma giai đoạn sớm, giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn.
Bác sĩ Điều trị Sarcoma ở Singapore
Bác sĩ Ung thư, chuyên gia cao cấp
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore), Đào tạo Sau đại học với chứng nhận Y người già, Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh), Thạc sĩ Y (Nội khoa)
Bác sĩ Angela Pang là Bác sĩ Ung thư cao cấp ở Trung tâm Ung thư OncoCare và Chuyên gia được mời ở Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore (NCIS).
Trước đó thì Bác sĩ Angela Pang là chuyên gia ở Khoa Ung thư – Huyết học của Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore (NCIS), Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) và chuyên gia được mời ở Bệnh viện Tổng hợp Ng Teng Fong (NTFGH).
Bác sĩ Angela Pang học đại học ở Trường Y, Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Bác sĩ học tiếp sau đại học với chứng nhận về Thạc sĩ Y (Nội khoa) từ NUS, và là thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh). Sau đó, bác sĩ được đào tạo chuyên sâu hơn về Ung thư ở Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH), Singapore và được trao Giải thưởng Học bổng Nghiên cứu NCIS về sarcoma với Giáo sư Robert G Maki ở Viện Ung thư Tisch, Bệnh viện Mount Sinai, New York.
Với mục tiêu trong tối ưu hóa chăm sóc cho người bệnh ung thư cao tuổi, bác sĩ Pang theo đuổi nghiên cứu với chứng nhận về Y người già ở Trường Y Yong Loo Lin (YLLSOM). Để tích hợp chuyên môn trong ung thư và bệnh người già, thì bác sĩ được đào tạo về ung thư người già với Bác sĩ Beatriz Korc và Bác sĩ Stuart Lichtman ở Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, New York.
Bác sĩ Angela Pang có chuyên môn lâm sàng về sarcoma xương/mô mềm, ung thư đường tiêu hóa và ung thư người già. Bác sĩ điều hành dịch vụ Ung thư cơ xương khớp ở NCIS, và thành lập dịch vụ chuyên khoa Ung thư người già trong NCIS và NTFGH.
Bác sĩ điều tra chính cho các thử nghiệm lâm sàng về ung thư quốc tế và có được một số nguồn tài trợ. Các nghiên cứu của bác sĩ được công bố ở các tạp chí uy tín bao gồm có Tạp chí Ung thư Lâm sàng (JCO), Tạp chí Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (JAMA), Tạp chí Nature Communications, Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Y nước Anh (BMJ) GUT, Oncogene, Oncotarget và tạp chí khác.
Bác sĩ là thành viên của một số tổ chức chuyên nghiệp, như Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hiệp hội Ung thư Châu Âu (ESMO), Hiệp hội Ung thư Người già Quốc tế (SIOG) và Hiệp hội Ung thư Mô liên kết (CTOS).
Bác sĩ Angela Pang tham gia vào hoạt động giáo dục đại học và sau đại học ở YLLSOM và NUH. Bác sĩ được Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc và trước đó với vai trò Trợ lý Giáo sư ở Khoa Y, YLLSOM và Đào tạo Đại học (Ung thư) và Y nội trú (Ung thư) của NUH.
Bác sĩ Pang nói được tiếng anh, tiếng trung và Hokkien. Biết một ít tiếng Malay/Bahasa đơn giản. Bác sĩ chăm sóc nhiều người bệnh từ nhiều vùng khác nhau, trong đó có Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ, Canada và Mongolia.
Hồ sơ Y của Bác sĩ Angela Pang
- Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore với Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (MBBS) năm 2005
- Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) và Thạc sĩ Y về Nội khoa (NUS) năm 2009
- Giải thưởng Học bổng NCIS (2015-2016) về nghiên cứu sarcoma ở Viện Ung thư Tisch, Bệnh viện Mount Sinai với Giáo sư Robert Maki.
- Đào tạo trong Chương trình Ung thư người già ở Trung tâm Ung thư Memorial Sloane Kettering (New York) năm 2016.
- Điều hành Dịch vụ Ung thư cơ xương khớp (sarcoma) ở NCIS
- Thiết lập và điều hành Chương trình Dịch vụ Ung thư người già của NCIS và NTFGH.
- Trợ lý Giáo sư Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ 2017 – 2022.
- Bác sĩ có công bố các nghiên cứu ở các tạp chí quốc tế uy tín, bao gồm có Tạp chí Ung thư Lâm sàng (JSO), Tạp chí Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (JAMA), Tạp chí Nature Communications, Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Y nước Anh (BMJ) GUT, Oncogene, Oncotarget và tạp chí khác.
- Có nhiều giải thưởng trong hoạt động giáo dục:
- Giải thưởng Giảng dạy chuyên nghiệp NUHS năm 2014
- Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc sau đại học NCIS năm 2015
- Giải thưởng Hợp tác Ngày Nhà giáo NUHS năm 2021
- Giải thưởng Sáng kiến Gắn kết Bệnh nhân Singapore trong Chương trình Người tạo giấc mơ NCIS năm 2021
- Bác sĩ Angela Pang có được một số khoản tài trợ, bao gồm có Tài trợ Hiệp hội Ung thư Singapore, Tài trợ Quỹ Sức khỏe Jurong, Tài trợ Bắc cầu NUHS và Chương trình Hỗ trợ Lương Điều tra Lâm sàng của Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia (NMRC).
- Bác sĩ Angela Pang là thành viên của một số tổ chức chuyên nghiệp, bao gồm có Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hiệp hội Ung thư Châu Âu (ESMO), Hiệp hội Ung thư Người già Quốc tế (SIOG) và Hiệp hội Ung thư Mô liên kết (CTOS).
- Bác sĩ Angela Pang có chuyên môn về ung thư: sarcoma xương/mô mềm, ung thư đường tiêu hóa và ung thư người già.
Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Singapore) – Nội khoa của Hội đồng Nội khoa Hoa kỳ (Hoa Kỳ) – Ung thư của Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) – Học viện Y khoa Singapore (Ung thư)
Bác sĩ Kevin Tay được công nhận là một trong số các bác sĩ ung thư hàng đầu về nghiên cứu khoa học. Bác sĩ được trao Giải thưởng về cấp Trung tâm uy tín bởi Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia Singapore. Bác sĩ hợp tác với các nhà nghiên cứu Châu Á khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Hoa Kỳ. Bác sĩ Tay công bố các nghiên cứu ở các tạp chí, bao gồm có Tạp chí Nature Genetics, Tạp chí Ung thư Lâm sàng, Tạp chí Huyết học Lancet, Tạp chí Y Hoa Kỳ, Leukemia & Lymphoma (Bệnh Bạch cầu và U lympho) và Chuyên đề về Huyết học.
Bác sĩ Tay có chuyên môn về các bệnh ung thư của nữ giới như ung thư vú và các bệnh ung thư phụ khoa, u hắc tố, ung thư não, sarcoma xương và mô mềm và bệnh máu ác tính như u lympho, đa u tủy xương và bệnh bạch cầu.
Hồ sơ Y của Bác sĩ Kevin Tay
- Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 1998
- Chứng nhận Nội khoa, Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2006
- Chứng nhận Ung thư, Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ, 2009
- Trưởng Nhóm Y nội trú, Khoa Y, Trường Y John A. Burns, Đại học Hawaii, 2006
- Trưởng Nhánh Ung thư, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Sức khỏe Quốc gia, Bethesda, 2008
Sarcoma?
Sarcoma
Sarcoma là bệnh ung thư phát triển từ xương hoặc mô mềm, như mỡ, cơ, dây thần kinh, và khác. Vì xương và mô mềm có thể được tìm thấy gần như ở bất kì vị trí nào của cơ thể, do đó sarcoma có thể bắt đầu từ bất kì phần nào của cơ thể.
- 60% bắt đầu ở cánh tay hoặc chân
- 30% bắt đầu ở thân người hoặc bụng
- 10% bắt đầu ở đầu hoặc cổ
Mỗi sarcoma là không giống nhau. Vì có hơn 50 loại sarcoma khác nhau và mỗi sarcoma có lịch sử tự nhiên khác biệt với vị trí sarcoma bắt đầu, cách sarcoma tác động đến cơ thể, mức độ phát triển của sarcoma, và khả năng đáp ứng với điều trị. Chính xác hơn là mô tả sarcoma như nhóm của các bệnh có liên quan hơn là như một bệnh đơn lẻ.
Các loại sarcoma đặc thù thường được lấy tên theo các tế bào mô bình thường mà sarcoma gần giống nhất. Vì thế sarcoma khác với các loại ung thư khác khi thường được lấy tên theo vị trí phần cơ thể mà ung thư bắt đầu. Một số sarcoma không giống với bất kì loại mô bình thường và được cho là đến từ các tế bào gốc hoặc nguyên bào khác. Các tế bào gốc là các tế bào đặc biệt có thể tạo thành các mô cụ thể hoặc các cơ quan.
Sarcoma chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số ung thư ở người trưởng thành ở Singapore. Vì sarcoma hiếm gặp, tính toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 4 trên 100.000 người bị chẩn đoán mắc bệnh sarcoma, với nam giới có khả năng cao phát triển sarcoma xương hoặc mô mềm hơn so với nữ giới.
Dấu hiệu & Triệu chứng của Sarcoma
Các triệu chứng phổ biến nhất của sarcoma là:
- Đau bụng
- Sụt cân nặng
- Sưng tấy xương và đau xương, có xu hướng nặng hơn vào ban đêm
- Nguy cơ bị rạn xương hoặc gãy xương do tổn thương hoặc chấn thương
- Một cục u mới có thể không đau ở bất kì vị trí nào trong cơ thể với tăng kích thước cục u, và có khả năng phát triển với kích thước lớn dần theo thời gian (ở người bệnh bị sarcoma mô mềm)
Sàng lọc (tầm soát) sarcoma
Không có kiểm tra hoặc xét nghiệm sàng lọc đặc thù được đề nghị cho người bệnh không có lịch sử bị sarcoma hoặc không có các yếu tố nguy cơ bị sarcoma khác. Cách tiếp cận tốt nhất để phát hiện sớm là thông báo cho các bác sĩ về bất kì cục u nào mà không giải thích được nguyên nhân, phát triển dần hoặc gây đau thì đó có thể là do sarcoma.
Chẩn đoán Sarcoma
Do không có xét nghiệm sàng lọc chuẩn hóa cho sarcoma, bác sĩ thường kiểm tra bất kì cục u hoặc vết sưng mới hoặc bất thường đang phát triển để chắc chắn là có ung thư không?. Để chẩn đoán sarcoma thì cần kết hợp kiểm tra lâm sàng bởi bác sĩ và các xét nghiệm hình ảnh. Sarcoma được kết luận chính xác bởi kết quả sinh thiết.
Các xét nghiệm chẩn đoán sarcoma:
- Tia X (chụp X quang): Chụp X quang là cách để tạo hình ảnh về các cấu trúc bên trong cơ thể, sử dụng một ít tia phóng xạ. Các tia X đặc biệt có ích đối với sarcoma xương.
- Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh và có thể nhìn thấy các cục u dưới da hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
- Chụp CT (hoặc CAT): Chụp một loạt các hình ảnh chi tiết về các vùng bên trong cơ thể. Chụp CT có thể giúp đo lường được kích thước khối u hoặc xem xét khả năng ung thư lan truyền đến vị trí nào khác.
- Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường mạnh kết nối với một máy vi tính để tạo các hình ảnh chi tiết về cơ thể. Chụp MRI sử dụng sóng âm và từ trường mạnh thay cho tia X.
- Chụp PET: Chụp PET sử dụng đường gắn dược chất phóng xạ được điều chế theo cách đặc biệt, từ đó đường phóng xạ được hấp thụ bởi các tế bào ung thư và được đánh dấu như các vùng tối khi chụp hình ảnh.
- Sinh thiết: Sinh thiết là quy trình lấy mô bệnh. Các bác sĩ giải phẫu bệnh nghiên cứu quan sát mô lấy được dưới kính hiển vi để chẩn đoán sarcoma. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để đánh giá một người có bị ung thư.
- Xét nghiệm mô của khối u: Bác sĩ ung thư có thể đề nghị các xét nghiệm sarcoma trong phòng thí nghiệm trên mẫu khối u để xác định các gen đặc thù, các protein, và các yếu tố khác là duy nhất của khối u. Các kết quả của xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi người bệnh vì mỗi sarcoma có thể khác biệt.
Nguyên nhân & Yếu tố Nguy cơ bị Sarcoma
Đa số các sarcoma không có nguyên nhân được biết. Các yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng một người phát triển bệnh sarcoma:
- Tiền sử xạ trị: Người bệnh có tiền sử xạ trị, điều trị bằng phương pháp xạ trị cho một bệnh ung thư nào đó, thường trong khoảng thời gian hơn 5 năm trước, tăng nguy cơ phát triển bệnh sarcoma ở vùng trực tiếp xạ trị đến.
- Gen di truyền: Người bệnh mà có các bệnh lý di truyền có nguy cơ cao hơn phát triển sarcoma. Các bệnh lý di truyền như u xơ thần kinh týp 1, có thể được gọi là bệnh Von Recklinghausen’s; hội chứng đa polyp tuyến gia đình, có thể được gọi là hội chứng Gardner; hội chứng Werner; bệnh xơ cứng củ; hội chứng ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nơ-vi; hội chứng Li-Fraumeni; và u nguyên bào võng mạc.
- Các bất thường của hệ thống miễn dịch: Người bệnh mà có các vấn đề về hệ thống miễn dịch của cơ thể có nguy cơ cao hơn bị một số loại ung thư, có thể từ nhiễm trùng như vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu tế bào lympho mạn tính, hoặc các tình trạng tự miễn dịch như bệnh lupus hoặc bệnh vảy nến.
- Phù bạch huyết: Người mà từng phẫu thuật hoặc xạ trị vì lý do khác có thể gây sưng phù cánh tay, chân hoặc phần khác của cơ thể như là tác dụng phụ của điều trị. Đó được gọi là phù bạch huyết. Các sarcoma có thể hình thành ở các vùng bị phù bạch huyết.
- Các khối u lành tính hoặc các tình trạng xương khác: Bệnh Paget’s xương có thể gây sarcoma xương. Các bệnh xương khác không là ung thư, như loạn sản xơ, có thể tăng nguy cơ bị sarcoma xương.
Các loại Sarcoma
Có hai loại sarcoma chính. Đó là sarcoma mô mềm, là loại phổ biến hơn, phát triển từ mô mềm của người bệnh, thường là cơ hoặc mạch máu. Loại sarcoma khác ít phổ biến hơn là sarcoma xương phát triển từ xương.
Trong hai loại sarcoma chính, thì có hơn 70 nhóm sarcoma khác nhau. Các sarcoma được phân chia thành các nhóm dựa vào vị trí mô mềm hoặc xương mà ung thư bắt nguồn. Một số nhóm sarcoma phổ biến nhất là:
- Sarcoma xương – phát sinh từ các tế bào tạo xương
- Sarcoma xơ bì lồi (DFSP) – phát sinh từ da
- Sarcoma sợi (sarcoma nguyên bào sợi) – phát sinh từ mô sợi
- Sarcoma sụn – phát sinh từ sụn
- Sarcoma Ewing – phát triển từ các tế bào xương hoặc mô mềm chưa trưởng thành
- Sarcoma đa hình không biệt hóa (UPS) – UPS là u xương hiếm khi có, có liên quan gần nhất đến sarcoma xương. UPS xương thường được tìm thấy ở người trưởng thành. Cánh tay hoặc chân, đặc biệt là quanh khớp gối, là vị trí phổ biến nhất xuất hiện UPS.
- Sarcoma cơ vân – phát triển từ các tế bào tạo cơ xương
- Sarcoma mỡ – phát triển từ mô mỡ
- Sarcoma bao hoạt dịch – phát triển từ các tế bào gần gân và khớp
- U mô đệm đường tiêu hóa – phát triển từ các tế bào lót đường tiêu hóa
- Sarcoma Kaposi – phát triển từ các tế bào dòng bạch huyết hoặc mạch máu
- Sarcoma cơ trơn – phát triển từ cơ của các cơ quan ở vùng chậu và bụng
- Sarcoma mạch máu – phát triển từ lớp lót bên trong của các mạch máu
Giai đoạn của Sarcoma
Giai đoạn bệnh là cách mô tả vị trí ung thư, hoặc ung thư có lan truyền và có ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể. Các xét nghiệm và chụp hình ảnh để giúp chẩn đoán ung thư của người bệnh, cho biết thông tin về:
- loại tế bào mà ung thư bắt đầu và vị trí ung thư bắt đầu
- các tế bào bất thường được nhìn thấy dưới kính hiển vi (mức độ)
- kích thước ung thư và ung thư có lan truyền đi (giai đoạn)
Bác sĩ mô tả các sarcoma theo mức độ của khối u. Mức độ mô tả cách các tế bào ung thư nhìn giống với các tế bào khỏe mạnh bình thường khi quan sát dưới kính hiển vi.
Bác sĩ so sánh mô bị ung thư với mô khỏe mạnh. Mô khỏe mạnh thường có chứa nhiều loại tế bào khác nhau được xếp vào một nhóm. Nếu ung thư nhìn giống mô khỏe mạnh và có nhóm tế bào khác, được gọi là “biệt hóa” hoặc u độ thấp. Nếu mô bị ung thư nhìn rất khác với mô khỏe mạnh, được gọi là biệt hóa kém hoặc u độ cao. Mức độ ung thư có thể giúp bác sĩ dự đoán được mức độ ung thư di căn.
Sarcoma có 4 mức độ: GX (độ mô học không thể đánh giá được), G1, G2, và G3. Nhìn chung thì nếu mức độ u thấp hơn thì có tiên lượng tốt hơn. Mức độ ung thư được xác định dựa vào các yếu tố:
- Độ biệt hóa: mức độ khác biệt của các tế bào ung thư với các tế bào mô bình thường.
- Độ gián phân (chỉ số phân chia): số lượng các tế bào khối u đang phân chia.
- Độ hoại tử khối u: khối u có bao nhiêu tế bào đang chết.
Bác sĩ ung thư sử dụng các từ để mô tả giai đoạn bệnh để quyết định phác đồ điều trị:
- Tại chỗ: Khối u chỉ ở xương, đó là vị trí ung thư bắt đầu và trong mô xung quanh khối u. Khối u được phát hiện không lan tới các phần khác của cơ thể.
- Di căn: Khối u lan từ xương (vị trí ung thư bắt đầu) đến phần khác của cơ thể. Thường thì ung thư lan truyền tới phổi hoặc xương khác.
- Tái phát: Sarcoma xương tái phát và Sarcoma đa hình không biệt hóa (UPS) tái phát là khi ung thư quay trở lại trong hoặc sau điều trị. Ung thư có thể tái phát ở vị trí ban đầu (vị trí ung thư bắt đầu) hoặc ở phần khác của cơ thể. Sarcoma xương thường tái phát ở phổi và có khi ở xương khác. Nếu ung thư tái phát, thì ung thư có thể cần được đánh giá lại, đó được gọi là tái phân loại.
- Giai đoạn I: Khối u nhỏ và độ thấp.
- Giai đoạn IA: Khối u độ thấp hoặc không thể đánh giá được mức độ và có kích thước dưới 8 cm. Ung thư không lan truyền tới hạch bạch huyết hoặc các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn IB: Khối u độ thấp hoặc không thể đánh giá được mức độ và có kích thước lớn hơn 8 cm hoặc có hơn một khối u riêng ở vị trí xương nguyên phát. Ung thư không lan truyền tới hạch bạch huyết hoặc tới các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn II: Khối u nhỏ và độ cao hơn.
- Giai đoạn IIA: Khối u độ cao và có kích thước dưới 8 cm. Ung thư không lan truyền tới hạch bạch huyết hoặc tới các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn IIB: Khối u độ cao và có kích thước lớn hơn 8 cm. Ung thư không lan truyền tới hạch bạch huyết hoặc tới các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn III: Có nhiều khối u độ cao ở vị trí xương nguyên phát nhưng ung thư không lan truyền tới hạch bạch huyết hoặc tới các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Ung thư lan truyền tới các phần khác của cơ thể. Khối u bắt nguồn có thể có kích thước bất kì, độ bất kì, và có thể có hoặc không lan truyền tới các hạch bạch huyết vùng.
- Giai đoạn IVA: Khối u có kích thước bất kì hoặc độ bất kì và có di căn tới phổi.
- Giai đoạn IVB: Khối u có kích thước bất kì hoặc độ bất kì và có lan truyền tới các hạch bạch huyết hoặc khối u có kích thước bất kì hoặc độ bất kì và có lan truyền tới xương khác hoặc cơ quan khác ngoài phổi.
Bác sĩ sử dụng một công cụ để mô tả giai đoạn bệnh ung thư là hệ thống TNM. Các kết quả từ các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán giúp biết về:
- Khối u (T): Kích thước khối u nguyên phát? Vị trí khối u?
- Hạch bạch huyết (N): Khối u có lan truyền tới các hạch bạch huyết? Nếu có, thì vị trí và số lượng hạch bạch huyết?
- Di căn (M): Ung thư có lan truyền đến các phần khác của cơ thể? Nếu có, thì vị trí và mức độ di căn?
Các kết quả được kết hợp để đánh giá giai đoạn bệnh ung thư của mỗi người bệnh và có phác đồ điều trị tốt nhất.