Chẩn đoán & Điều trị Ung thư Tử cung (Nội mạc tử cung) ở Singapore

Điều trị Ung thư Tử cung?

Lựa chọn phương pháp điều trị và khuyến nghị điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn bệnh ung thư, thể bệnh ung thư nội mạc tử cung, tác dụng phụ khi điều trị, thể trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh.

Ung thư nội mạc tử cung (tử cung) được điều trị bằng một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Liệu pháp thuốc kháng ung thư

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư nội mạc tử cung có 2 mục đích:

  • Loại bỏ khối u (ung thư)
  • Đánh giá giai đoạn bệnh ung thư


Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tử cung (cắt bỏ tử cung), hai bên buồng trứng và vòi trứng (cắt bỏ buồng trứng-vòi trứng). Quá trình phẫu thuật có thể loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh khối u. Các mô được loại bỏ khi phẫu thuật được kiểm tra dưới kính hiển vi quan sát các tế bào ung thư. Điều đó giúp xác định ung thư có lan rộng ngoài tử cung và mức độ ung thư di căn, được gọi là giai đoạn bệnh ung thư.

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tạo đường cắt lớn ở bụng (mở bụng) hoặc bằng cách tạo lỗ khóa (nội soi) với một số đường cắt bé.

Nếu phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung thì có khả năng có thai không?

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (loại bỏ toàn bộ tử cung) là phương pháp điều trị rất hiệu quả khi ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn sớm. Sau khi cắt bỏ tử cung thì phụ nữ không thể có thai được. Nếu muốn điều trị bảo tồn khả năng sinh sản thì sử dụng progesterone cho một số trường hợp phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm có thể giúp có khả năng có thai được. Phụ nữ tiền mãn kinh mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản có thể trao đổi với bác sĩ ung thư về quy trình điều trị thích hợp để bao tồn khả năng sinh con.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ ung thư tử cung bị tái phát ở vùng chậu. Xạ trị có thể bao gồm:

  • Xạ trị chùm tia bên ngoài (xạ trị ngoài): sử dụng một máy ở bên ngoài cơ thể chiếu tia xạ trực tiếp đến vùng chậu để điều trị các tế bào ung thư ở vùng chậu.
  • Xạ trị trong: nguồn phóng xạ kín trong ống thông, kim tiêm, sợi dây được đặt vào bên trong âm đạo. Xạ trị trong vào bên trong cơ thể giúp phóng xạ được vận chuyển trực tiếp đến vùng chậu dưới.


Đối với ung thư tiến triển di căn (ung thư lan rộng), thì xạ trị có thể giúp giảm bớt các vấn đề (triệu chứng) cục bộ do ung thư, như giảm đau xương do ung thư vào xương.

Liệu pháp thuốc

Khác với phẫu thuật và xạ trị điều trị ung thư ở các vùng cụ thể trên cơ thể, thì liệu pháp thuốc đi vào đường máu, đi đến toàn bộ cơ thể và có thể tiếp cận và giết các tế bào ung thư lan rộng tiến xa vào các phần khác của cơ thể từ ung thư gốc (ở xa khối ung thư ban đầu).

Trong lịch sử, hóa trị là liệu pháp thuốc phổ biến nhất được dùng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung. Trong năm gần đây, các bác sĩ ung thư tạo bước tiến trong điều trị ung thư nội mạc tử cung. Phương pháp điều trị bằng thuốc mới hơn không hóa trị như liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch, các thuốc được bổ sung vào các phương pháp điều trị ung thư. Mỗi ca bệnh ung thư nội mạc tử cung là duy nhất. Để hiểu biết hơn về các cơ chế điều khiển sự phát triển của từng loại ung thư giúp bác sĩ ung thư hướng đến sự phát triển của ung thư chính xác hơn với liệu pháp trúng đích. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị mới thú vị trong điều trị ung thư, trong cách mà bác sĩ của OncoCare điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Các phương pháp điều trị dùng thuốc (liệu pháp thuốc) chính được dùng trong điều trị các bệnh ung thư nội mạc tử cung (ung thư tử cung):

  • Hóa trị
  • Nội tiết (Hormon)
  • Liệu pháp đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Hóa trị

Hóa trị là điều trị thuốc để giết các tế bào ung thư. Điều trị theo cách hướng đến các tế bào ung thư phát triển nhanh trong cơ thể. Vì các tế bào ung thư thường phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường của cơ thể, hóa trị gây tổn thương các tế bào ung thư hơn, nhưng có thể đồng thời gây tổn thương tới các tế bào khỏe mạnh phát triển nhanh trong cơ thể. Chúng bao gồm có các nang tóc, các tế bào lót đường tiêu hóa và các tế bào miễn dịch của cơ thể, gây rụng tóc, buồn nôn và nôn ói và suy yếu hệ thống miễn dịch.

Nhiều thuốc hóa trị dùng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung (ung thư tử cung). Các thuốc phổ biến là carboplatin, cisplatin, paclitaxel, doxorubicin và pegylated liposomal doxorubicin. Các thuốc trên có thể dùng riêng (một thuốc) hoặc thường dùng kết hợp nhiều thuốc.

Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào thuốc và tình trạng của người bệnh. Trong năm gần đây, có tiến bộ chính trong hạn chế các tác dụng phụ của hóa trị được tốt hơn, đặc biệt tình trạng buồn nôn, nôn ói và nhiễm trùng. Rụng tóc do hóa trị được giảm với máy làm mát da đầu. Các bác sĩ ung thư tử cung ở Singapore trao đổi sâu hơn giúp người bệnh hiểu biết nhiều hơn về các tác dụng phụ có thể có khi điều trị bệnh.

Liệu pháp Nội tiết (Điều trị Hormon)

Một số bệnh ung thư nội mạc tử cung có chứa các thụ thể progesterone và/hoặc estrogen. Khi nữ giới có lượng hormon estrogen dư thừa quá mức, hoặc thiếu hormon progesterone trong cơ thể có thể tăng cường sự phát triển của ung thư thuộc nhóm ung thư nội mạc tử cung trên. Liệu pháp hormon có thể giảm hoặc dừng sự phát triển của nhóm ung thư phụ thuộc vào hormon bằng cách tăng mức progesterone hoặc giảm mức estrogen trong cơ thể.

Liệu pháp hormon dùng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung (tử cung) bao gồm có:

  • Progestogen là dạng tổng hợp của progesterone. Là liệu pháp hormon phổ biến nhất được dùng trong điều trị các ca bệnh ung thư nội mạc tử cung.
  • Chất ức chế Aromatase (như letrozole và anastrozole) kiểm soát chặn việc tạo estrogen.
  • Tamoxifen là thuốc kháng estrogen. Khi dùng Tamoxifen trong điều trị ung thư nội mạc tử cung, tamoxifen được dùng luân phiên với progestogen.

Các tác dụng phụ của liệu pháp nội tiết (hormon) thường nhẹ.

Các tác dụng phụ của liệu pháp progestogen có thể có, đó là giữ tích tụ dịch, tăng thèm ăn và tăng cân. Một tác dụng phụ nặng nhưng hiếm gặp là các cục máu đông ở chân hoặc phổi.

Các chất ức chế Aromatase có thể gây các triệu chứng mãn kinh như cảm giác nóng đột ngột (cơn bốc hỏa), nhức mỏi cơ thể và loãng xương.

Tamoxifen có thể gây các triệu chứng mãn kinh. Tác dụng phụ nặng nhưng hiếm gặp là cục máu đông ở chân hoặc phổi.

Bác sĩ ung thư trao đổi sâu hơn với người bệnh về các tác dụng phụ có thể có khi điều trị bệnh ung thư tử cung.

Liệu pháp đích

Mỗi ca bệnh ung thư nội mạc tử cung là duy nhất. Mỗi và mọi khối u có bộ gen khác nhau, các protein hoặc các chất khác điều khiển quá trình phát triển ung thư là duy nhất, được gọi là cơ sở phân tử của khối u.

Liệu pháp đích là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các thuốc được thiết kế để kiểm soát hoặc hướng đích đến các gen cụ thể và các protein có quan hệ với sự phát triển và sống sót của các tế bào ung thư. Các thuốc của liệu pháp đích có khi được gọi là “các thuốc trúng đích phân tử”, “các thuốc được thiết kế” hoặc “thuốc y học chính xác”. Có thể chỉ sử dụng liệu pháp đích hoặc được kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác như hóa trị.

Có các loại thuốc của liệu pháp đích trong điều trị ung thư nội mạc tử cung (tử cung):

  • Chất chống tạo mạch máu
  • Chất kháng HER2
  • Chất kháng NTRK

Cách xác định đích trong liệu pháp trúng đích?

Các xét nghiệm được tiến hành trên mẫu của khối u được lấy trong quá trình phẫu thuật hoặc sinh thiết để xác định cơ sở phân tử của khối u. Đặc biệt, thông tin về các gen sửa chữa bắt cặp sai, HER2 và tình trạng hormon có thể giúp bác sĩ ung thư chọn được liệu pháp đích thích hợp nhất cho các ca bệnh ung thư nội mạc tử cung khác nhau.  

Thuốc chống tạo mạch máu:

Ung thư dựa vào các mạch máu để vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của ung thư, được gọi là quá trình tạo mạch máu. Các thuốc chống tạo mạch máu chặn sự hình thành các mạch máu, từ đó gây chết tế bào ung thư do chết đói.

Các thuốc chống tạo mạch máu trong điều trị ung thư nội mạc tử cung:

  • Lenvatinib là thuốc uống (đường miệng). Thuốc Lenvatinib thường được đi với liệu pháp miễn dịch khi điều trị ung thư nội mạc tử cung.
  • Bevacizumab thường kết hợp với hóa trị khi điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Chất kháng HER2:

Ung thư biểu mô thanh dịch tử cung là bệnh hiếm nhưng ác tính của ung thư tử cung. Khoảng 25% số ca bệnh ung thư sản sinh protein bất thường, HER2, đóng góp vào mức độ ác tính của bệnh. Liệu pháp kháng HER2, như trastuzumab, là thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư vú có chứa HER2, trastuzumab có thể được sử dụng trong điều trị thể ung thư nội mạc tử cung này.

Chất kháng NTRK:

Hiếm khi ung thư nội mạc tử cung có chứa các protein dung hợp NTRK, là các protein bất thường có thể tăng cường sự phát triển ung thư. Các thuốc kháng NTRK, như entrectinib và larotrectinib, chặn các protein dung hợp NTRK và có thể tương đối hiệu quả trong giảm tốc độ phát triển của loại ung thư này.

Các tác dụng phụ của liệu pháp đích phụ thuộc vào loại thuốc đích được sử dụng và tình trạng của người bệnh. Các tác dụng phụ của liệu pháp đích khác với các tác dụng phụ của hóa trị. Vì thuốc của liệu pháp đích hướng trúng đích đến các tế bào ung thư, do đó mà ít có khả năng gây tổn hại đồng thời tới các tế bào bình thường khỏe mạnh của cơ thể. Khác với hóa trị, liệu pháp đích thường không gây rụng tóc hoặc nhiễm trùng nặng. Bác sĩ ung thư có cuộc trao đổi với người bệnh về các tác dụng phụ của liệu pháp đích.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là liệu pháp dùng thuốc sử dụng cơ chế phòng vệ tự nhiên của hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh để chiến đấu với ung thư. Nhưng ung thư có khả năng tìm kiếm các con đường để trốn thoát sự phát hiện của hệ thống miễn dịch cơ thể. Ví dụ, ung thư có thể tạo protein được gọi là PD-L1 khóa hệ thống miễn dịch của cơ thể và chặn hệ miễn dịch tấn công ung thư.

Các thuốc liệu pháp miễn dịch, như pembrolizumab, kiểm soát hiệu ứng của các protein PD-L1 đến hệ miễn dịch cơ thể. Do đó giúp kích hoạt trạng thái hệ miễn dịch hoạt động tấn công ung thư. Loại liệu pháp miễn dịch đó được gọi là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị mới thú vị và tiên tiến trong cách OncoCare điều trị ung thư nội mạc tử cung, có thể kiểm soát tốt ung thư, và ở một số phụ nữ có kết quả kiểm soát ung thư trong thời gian dài.

Liệu pháp miễn dịch thường được chỉ định ở phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung tiến triển hoặc ở phụ nữ mà bị tái phát ung thư nội mạc tử cung. Liệu pháp miễn dịch có hiệu quả nhất trong điều trị kiểu ung thư nội mạc tử cung thiếu gen sửa chữa bắt cặp sai DNA. Khi các tế bào trong cơ thể phân chia và nhân lên, các lỗi sai DNA (các đột biến) có thể phát sinh, được sửa điều chỉnh bởi các gen sửa chữa bắt cặp sai. Các bệnh ung thư thiếu (bị đột biến) các gen sửa chữa bắt cặp sai tích dồn số lượng lớn các đột biến DNA. Nhiều đột biến DNA mà tế bào ung thư có thì có khả năng cao bị nhận dạng và bị giết bởi hệ miễn dịch cơ thể như là các tế bào lạ.

Ung thư nội mạc tử cung thiếu gen sửa chữa bắt cặp sai:

Khoảng 25% đến 30% ung thư nội mạc tử cung bị thiếu các gen sữa chữa ghép cặp sai, bao gồm có ung thư nội mạc tử cung liên quan với hội chứng Lynch, tình trạng di truyền khi mà gen sửa chữa bắt cặp sai bị đột biến di truyền từ bố mẹ. Liệu pháp miễn dịch có hiệu quả cao trong điều trị kiểu ung thư nội mạc tử cung đó. Các ca bệnh ung thư thiếu gen sửa chữa ghép cặp sai được gọi là bệnh ung thư “mất ổn định vi vệ tinh” hoặc “MSI-H”.

Ung thư nội mạc tử cung không thiếu gen sửa chữa bắt cặp sai:

Ung thư nội mạc tử cung không thiếu gen sửa chữa bắt cặp sai có khả năng đáp ứng thấp khi chỉ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Do đó mà cần kết hợp liệu pháp miễn dịch với thuốc chống tạo mạch máu, như kết hợp lenvatinib với pembrolizumab, vì thực tế điều trị cho thấy có hiệu quả cao hơn so với khi chỉ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch trong kiểu ung thư nội mạc tử cung đó. Ung thư nội mạc tử cung không thiếu gen sửa chữa bắt cặp sai được gọi là ung thư “ổn định vi vệ tinh” hoặc “MSS”.

Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể có các triệu chứng giống bị bệnh cúm, phát ban da và viêm do hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Các tác dụng thường nhẹ và quản lý được nhưng một số người bệnh có thể bị viêm nặng. Bác sĩ ung thư có thể trao đổi với người bệnh về các tác dụng phụ khi điều trị bệnh ung thư tử cung.

Các nghiên cứu mới: Các bác sĩ ung thư luôn tìm kiếm các phương pháp giúp liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư nội mạc tử cung tốt hơn. Các thử nghiệm lâm sàng kết hợp liệu pháp miễn dịch với các thuốc khác như thuốc liệu pháp đích và / hoặc hóa trị đang được nghiên cứu.

Điều trị Ung thư Tử cung (Dựa vào Giai đoạn bệnh)

Giai đoạn 1 và 2 Ung thư Nội mạc Tử cung:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn I và II.

Cho dù phẫu thuật thành công trong loại bỏ toàn bộ ung thư có thể nhìn thấy được thì đôi khi có thể sót một ít ung thư trong cơ thể mà không thể phát hiện được với các xét nghiệm hiện tại. Sau phẫu thuật, dựa vào các đặc trưng của khối u mà bác sĩ ung thư khuyến nghị các điều trị bổ sung, đó là xạ trị và/hoặc hóa trị, cần thiết để giảm bớt nguy cơ ung thư tái phát.

Tin tốt là có đến 90% số người bị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn I được điều trị thành công chỉ với phương pháp phẫu thuật.

Các nghiên cứu mới: Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm hiểu về cơ sở phân tử của ung thư từ đó có thể dự đoán được nguy cơ tái phát ung thư và các điều trị cần có sau khi phẫu thuật.

Giai đoạn 3 Ung thư Nội mạc Tử cung:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần hóa trị, phổ biến nhất là kết hợp của carboplatin và paclitaxel, và xạ trị được khuyến nghị để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Giai đoạn 4A và 4B Ung thư nội mạc tử cung:

Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn 4A ung thư bắt đầu phát triển đến bàng quang và/hoặc trực tràng. Ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn 4A được điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Bác sĩ ung thư có thể khuyến nghị hóa trị để thu nhỏ khối u (ung thư) trước khi phẫu thuật, giúp loại bỏ khối u (ung thư) dễ dàng hơn khi phẫu thuật.

Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn 4B lan rộng ngoài vùng chậu, ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa, như phổi, gan, màng bụng và/hoặc xương.

Đối với hầu hết phụ nữ ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn IVB, thì phương pháp điều trị chính là liệu pháp thuốc và có thể là hóa trị, liệu pháp hormon, liệu pháp đích và/hoặc liệu pháp miễn dịch. Chọn liệu pháp thuốc nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, các trường hợp bệnh ung thư có biểu hiện dấu ấn phân tử riêng biệt, như gen sửa chữa bắt cặp sai, HER2 và tình trạng hormon, giúp bác sĩ ung thư chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất đối với mỗi người bệnh ung thư khác nhau. Các yếu tố khác như tác dụng phụ khi điều trị, thể trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh ảnh hưởng đến quyết định chọn liệu pháp thuốc nào.

Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn IVB khi mà ung thư lan truyền nhưng giới hạn trong khoang bụng, thì phẫu thuật để loại bỏ ung thư, được biết đến là phẫu thuật giảm khối u tối đa (phẫu thuật công phá u tối đa) có thể được xem xét. Thường cần điều trị thuốc sau khi phẫu thuật để kiểm soát ung thư tốt hơn.

Phẫu thuật và xạ trị chủ yếu điều trị được các vấn đề cục bộ do ung thư, phẫu thuật cắt bỏ tử cung khi có chảy máu nặng do ung thư tử cung và xạ trị để giảm đau xương do ung thư vào xương.

Ung thư Nội mạc Tử cung tái phát:

Ung thư nội mạc tử cung tái phát là ung thư nội mạc tử cung được điều trị trước đó nhưng sau đó bị tái phát. Ung thư nội mạc tử cung tái phát được điều trị theo cách giống với ung thư nội mạc tử cung giai đoạn IVB.

Bác sĩ Ung thư ở OncoCare với chuyên môn lâm sàng về Ung thư Tử cung

Ung thư là bệnh ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ và tình yêu của họ. Phát hiện ung thư sớm có thể có tiên lượng tốt hơn và tăng khả năng điều trị bệnh thành công. Nếu phụ nữ đang có bất kì triệu chứng nào, đó có thể là chỉ báo (cảnh báo) của ung thư, thì điều quan trọng là cần khám với bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về ung thư ở OncoCare Singapore sớm nhất có thể. Bác sĩ chuyên khoa ung thư hợp tác chặt với các chuyên gia ung thư tử cung khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc kịp thời, tốt nhất cho người bệnh.

Nhóm các bác sĩ ung thư ở OncoCare tập trung vào chẩn đoán, sàng lọc (tầm soát) và điều trị ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư gan mật và ung thư phụ khoa với hiệu quả cao.

Ung thư Tử cung?

Ung thư tử cung là loại ung thư bắt đầu từ dạ con (tử cung). Tử cung là cơ quan nơi mà thai nhi phát triển và được nuôi lớn khi phụ nữ mang thai.

Có 2 loại ung thư tử cung:

  • Ung thư nội mạc tử cung
  • U sarcoma tử cung

Ung thư nội mạc tử cung:

Ung thư tử cung có thể bắt đầu từ lót bên trong tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Vì thế mà các bệnh ung thư đó thường được biết là ung thư nội mạc tử cung, là loại ung thư tử cung phổ biến nhất.

U sarcoma tử cung:

Ung thư tử cung có thể bắt đầu trong lớp cơ của tử cung. Loại ung thư tử cung đó được gọi là u sarcoma tử cung, là loại ung thư tử cung ít gặp.

Ung thư nội mạc tử cung và u sarcoma tử cung là hai loại ung thư khác biệt do đó mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Ung thư Nội mạc Tử cung (Tử cung): Tổng quan

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung (tử cung) tăng trên toàn thế giới. Có mối quan hệ mạnh giữa ung thư nội mạc tử cung và lối sống đô thị hóa khi mà phụ nữ có ít con hơn, cho con bú ít, và có nhiều khả năng bị béo phì và bệnh tiểu đường.

Thông tin tốt là ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn sớm vì ung thư thường gây chảy máu âm đạo. Với phương pháp điều trị thích hợp, 90% trường hợp ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm có thể được điều trị thành công. Có tiến bộ mới trong điều trị các bệnh ung thư tiến triển như liệu pháp miễn dịch và liệu pháp đích.

Dấu hiệu & Triệu chứng Ung thư Tử cung

Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo ung thư nội mạc tử cung (tử cung)?

    • Chảy máu âm đạo hoặc dịch tiết âm đạo bất thường (khí hư)

    Dịch tiết âm đạo bất thường và chảy máu âm đạo là triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung. Khi có bất kì hiện tượng chảy máu và tiết dịch âm đạo bất thường cần được khám bởi các bác sĩ ung thư, đặc biệt khi triệu chứng xảy ra sau khi mãn kinh.

    Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác:

    • Áp lực (căng tức) hoặc đau lưng hoặc chậu
    • Đau trong khi quan hệ tình dục
    • Khó hoặc đau khi đi tiểu
    • Máu trong nước tiểu
    • Khó chuyển động (vận động khó khăn)
    • Máu trong phân
    Do đó cần được khám bởi các bác sĩ ung thư tử cung ở Singapore nếu có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ở trên trong thời gian kéo dài.

Ung thư Nội mạc Tử cung (Tử cung): Phụ nữ có nguy cơ cao?

Ở Singapore, đa số các ca bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán ở phụ nữ sau tuổi 40, phổ biến nhất từ 50 đến 70 tuổi. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư nội mạc tử cung.

  • Các yếu tố về nội tiết (hormon)

Mất cân bằng nội tiết (hormon) là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư nội mạc tử cung. Cân bằng hai loại hormon của nữ giới, estrogen và progesterone, giúp tử cung khỏe mạnh. Dư thừa estrogen, hoặc thiếu progesterone, tăng nguy cơ phụ nữ phát triển bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Mất cân bằng nội tiết hormon có thể do:

  • Béo phì

Béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh gây ung thư nội mạc tử cung. Vì mỡ (chất béo) trong cơ thể có thể tạo estrogen. Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 4 lần.

  • Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 50 tuổi)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Các chất gây tăng Estrogen:
    • Tamoxifen
    • Liệu pháp hormon thay thế có chứa Estrogen (không có progesterone)
  • Bị ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú trong quá khứ
  • Có quan hệ gần trong họ hàng mà bị ung thư đại tràng hoặc ung thư nội mạc tử cung
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng sản nội mạc tử cung: dày hơn bất thường của lót nội mạc tử cung có thể phát triển thành ung thư tử cung nếu không được điều trị.

Ung thư nội mạc tử cung di truyền?

3 trong số 100 ca ung thư nội mạc tử cung là có bản chất di truyền, do hội chứng Lynch.

Khi gen bị lỗi (đột biến) hoặc tổn thương có thể di truyền từ bố mẹ thì người đó có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung. Các gen có trách nhiệm được gọi là các gen sửa chữa bắt cặp sai. Các gen sửa chữa chính xác các lỗi xảy ra khi các tế bào sao chép DNA khi chúng phân chia. Đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai từ đó mà tạo đa đột biến DNA, có thể tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh của cơ thể và có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn.

Người bị hội chứng Lynch tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng và ung thư nội mạc tử cung. Người đó có nguy cơ bị các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đường tiêu hóa (dạ dày, tuyến tụy, gan) và ung thư đường tiết niệu.

Tạo sao quan trọng khi cần biết về ung thư nội mạc tử cung do di truyền?

Các thành viên trong một gia đình có nguy cơ mang gen hội chứng Lynch và có thể cần đi xét nghiệm gen.

Một kế hoạch được cá nhân hóa, có thể bao gồm tăng cường sàng lọc ung thư để phát hiện tiền ung thư hoặc ung thư sớm, các thuốc kháng ung thư hoặc phẫu thuật có thể giúp nhiều người bị hội chứng Lynch sống sót.

Nếu biết được một người bị ung thư nội mạc tử cung có quan hệ với hội chứng Lynch thì có thể ảnh hưởng đến quyết định phương pháp điều trị ung thư, vì các bệnh ung thư đó đáp ứng rất tốt với liệu pháp miễn dịch do bị lỗi các gen sửa chữa bắt cặp sai.

Khi nào nghi ngờ bị Hội chứng Lynch?

Bác sĩ ung thư ở Singapore có thể nghi ngờ một người bị hội chứng Lynch khi có nhiều thành viên trong một gia đình bị các bệnh ung thư liên quan đến hội chứng Lynch, đặc biệt nếu ung thư xảy ra ở độ tuổi trẻ (trước 50 tuổi). Lịch sử gia đình của một người không đủ đáng tin vì có khi một người có hội chứng Lynch mà không cần có lịch sử bị ung thư tử cung mạnh trong gia đình.

Cách xét nghiệm về hội chứng Lynch?

    • Sàng lọc hội chứng Lynch

    Bác sĩ tầm soát hội chứng Lynch bằng cách dùng mô ung thư nội mạc tử cung được loại bỏ khi phẫu thuật để tìm kiếm các đột biến trong các gen hội chứng Lynch. Sàng lọc hội chứng Lynch hiện nay ở phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung là quan trọng cho dù người phụ nữ đó không có lịch sử bệnh có tính chất gia đình.

    • Xét nghiệm gen hội chứng Lynch

    Để chẩn đoán xác định hội chứng Lynch thì bác sĩ cần xét nghiệm gen. Xét nghiệm gen liên quan đến xét nghiệm máu (hoặc nước bọt) để tìm hiểu về các đột biến trong các gen của hội chứng Lynch.

    Trước khi xét nghiệm gen thì bác sĩ khuyến nghị người bệnh cần có cuộc trao đổi với các bác sĩ ung thư tử cung ở Singapore giúp đánh giá nguy cơ và đề nghị xét nghiệm gen chính xác. Từ đó mà đảm bảo xét nghiệm cho kết quả đúng.

Chẩn đoán Ung thư Nội mạc Tử cung (Tử cung)?

Nếu nghi ngờ một người bị ung thư nội mạc tử cung (tử cung) thì bác sĩ tiến hành xét nghiệm:

  • Kiểm tra cơ thể để xem xét các dấu hiệu của bệnh như các cục u bất thường.
  • Siêu âm để kiểm tra độ dày và khối bất thường của tử cung
  • Để chẩn đoán được chính xác, thì mẫu mô tử cung cần được lấy (sinh thiết) và gửi đến phòng thí nghiệm, kiểm tra dưới kính hiển vi quan sát các tế bào ung thư. Có thể được thực hiện theo quy trình:
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: một ống mỏng, mềm dẻo linh hoạt được đưa vào tử cung qua cổ tử cung. Một lượng ít mô tử cung được cạo, lấy đi xét nghiệm.
  • Nong và nạo (D&C): Nong được sử dụng để mở rộng cổ tử cung. Thìa nạo được đưa vào tử cung qua cổ tử cung để loại bỏ các mô bất thường ở tử cung.
  • Nội soi tử cung: đặt một ống soi mỏng vào trong tử cung qua cổ tử cung, cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp được tử cung. Do đó mà bác sĩ nhìn thấy trực tiếp các mô bất thường. Các mô bất thường được loại bỏ và gửi đi xét nghiệm.

Chú ý, xét nghiệm phết tế bào PAP (PAP smear test) tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cách lấy các tế bào ở cổ tử cung. Xét nghiệm phết tế bào PAP (PAP smear) không phải là xét nghiệm hiệu quả hoặc đáng tin để đánh giá ung thư nội mạc tử cung ở vị trí tử cung cách xa cổ tử cung.

Các loại Ung thư Nội mạc Tử cung (Tử cung)

Ung thư nội mạc tử cung có thể được phân chia thành các kiểu (thể) khác nhau dựa vào các đặc điểm mô bệnh học và gần đây thì thường theo các đặc trưng phân tử của bệnh.

Các kiểu dạng (thể) mô bệnh học:

Trong lịch sử, ung thư biểu mô nội mạc tử cung có thể phân nhóm thành các dạng ung thư khác nhau dựa vào biểu hiện của bệnh dưới kính hiển vi, được gọi là theo nhóm mô bệnh học. Đơn giản thì chúng có thể được chia thành kiểu ung thư nội mạc tử cung và kiểu ung thư không nội mạc tử cung, và bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tuyến nội mạc tử cung
  • Ung thư biểu mô tuyến không nội mạc tử cung:
    • U sarcoma biểu mô (được biết là MMMT)
    • Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch
    • Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng
    • Ung thư biểu mô không biệt hóa
    • Ung thư biểu mô giảm biệt hóa

Ung thư biểu mô tuyến nội mạc tử cung là nhóm ung thư phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung. Các ung thư biểu mô tuyến không nội mạc tử cung ít gặp hơn nhưng ác tính hơn và có nhiều khả năng lan rộng ngoài tử cung trước thời điểm chúng được chẩn đoán.

Các nhóm theo cơ sở phân tử:

Trong năm gần đây, thì bác sĩ ung thư tập trung vào hiểu biết về ung thư nội mạc tử cung không phải là một bệnh đơn lẻ mà là bệnh đa dạng khác nhau. Không thể có hai trường hợp bị ung thư nội mạc tử cung giống nhau.

Cơ sở phân tử (dấu ấn sinh học) là gì?

Mỗi một trường hợp người bệnh bị ung thư nội mạc tử cung có bộ gen, các protein hoặc các chất khác là duy nhất, có thể cung cấp thông tin về hành vi (tiến triển) của bệnh ung thư. Ví dụ, ung thư nội mạc tử cung có chứa:

  • Đột biến (bị lỗi) gen POLE có kết quả tiên lượng tốt
  • Đột biến p53 thì ác tính hơn
  • Thiếu (bị đột biến) gen sửa chữa bắt cặp sai có tiên lượng ở mức trung bình

Quan trọng là cơ sở phân tử giúp bác sĩ ung thư chọn được phương pháp điều trị ung thư tốt nhất đối với các trường hợp người bệnh khác nhau, được thiết kế đặc biệt cho bệnh ung thư với phương hướng điều trị ung thư, có liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch, có thể chỉ hiệu quả đối với bệnh ung thư có cơ sở phân tử xác định. Cơ sở phân tử được gọi là dấu ấn sinh học.

Các xét nghiệm giúp xác định cơ sở phân tử (dấu ấn sinh học)?

  • Để xét nghiệm cơ sở phân tử thì cần lấy mẫu từ khối u bị loại bỏ khi phẫu thuật hoặc sinh thiết. Nếu không có mẫu khối u, ví dụ khi vật chất khối u không đủ để xét nghiệm hoặc nếu khối u ở các vị trí khó sinh thiết, bác sĩ ung thư có thể đề nghị xét nghiệm sinh thiết lỏng (xét nghiệm máu).

Giai đoạn Ung thư Nội mạc Tử cung (Tử cung): Ung thư có tiến xa?

Sau khi được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, các xét nghiệm được dùng để tìm thấy ung thư chỉ giới hạn ở tử cung, hoặc ung thư lan rộng đến các phần khác của cơ thể. Giai đoạn bệnh ung thư tác động đến kết quả tiên lượng và phương pháp bác sĩ điều trị ung thư.

Cách xác định giai đoạn bệnh ung thư nội mạc tử cung?

  • Giai đoạn phẫu thuật: Phẫu thuật là điều trị chính ung thư nội mạc tử cung. Các mô bị loại bỏ khi phẫu thuật được mang đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm dưới kính hiển vi tìm thấy các dấu hiệu của ung thư. Do đó giúp đánh giá mức độ ung thư lan rộng.
  • Giai đoạn hình ảnh phóng xạ có thể bằng MRI vùng chậu (hình ảnh cộng hưởng từ) và/hoặc chụp cắt lớp vi tính CT và/hoặc chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) để xác định mức độ ung thư lan rộng.


Ung thư nội mạc tử cung được phân nhóm thành 4 giai đoạn bệnh dựa vào mức độ phát triển hoặc di căn:

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ có ở tử cung.
  • Giai đoạn 2: Ung thư có ở tử cung và cổ tử cung
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan truyền rộng ngoài tử cung và có thể có ở âm đạo, vòi trứng (ống dẫn trứng), buồng trứng và/hoặc các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 4:
    • Giai đoạn 4A: Ung thư lan rộng ngoài vùng chậu và xuất hiện ở bàng quang và/hoặc trực tràng.
    • Giai đoạn 4B: Ung thư lan rộng xa đến các cơ quan như lót ổ bụng (phúc mạc), phổi, gan và/hoặc xương.