Chẩn đoán & Điều trị Ung thư Tuyến tụy
Điều trị Ung thư Tuyến tụy ở Singapore?
Phương pháp Điều trị Ung thư Dạ dày ở người trưởng thành
Ung thư tuyến tụy có thể được điều trị theo các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch.
Các phương pháp điều trị được khuyến nghị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại ung thư và giai đoạn ung thư, các tác dụng phụ có thể có khi điều trị, và thể trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh. Thông thường, để điều trị ung thư tuyến tụy thì cần kết hợp các phương pháp điều trị. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm thì người bệnh bị ung thư tuyến tụy có cơ hội điều trị thành công cao hơn. Có phương pháp có thể giúp kiểm soát bệnh ở người bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn hơn, giúp người bệnh sống tốt hơn trong thời gian dài hơn.
Mô tả về các phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh ung thư tuyến tụy.
Phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u trong tuyến tụy mà phẫu thuật ung thư tuyến tụy có thể loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến tụy. Vùng mô khỏe mạnh xung quanh khối u thường bị loại bỏ. Đó được gọi là biên phẫu thuật (diện cắt). Mục tiêu của phẫu thuật là có diện cắt sạch hoặc diện cắt âm tính. Do đó cho thấy không có tế bào ung thư ở biên (diện cắt) của mô khỏe mạnh bị loại bỏ.
Có các phương thức phẫu thuật khác nhau cho phẫu thuật ung thư tuyến tụy.
- Nội soi: Trong phẫu thuật nội soi thì có một số lỗ nhỏ được tạo trong ổ bụng và một máy quay bé được đi vào trong cơ thể khi người bệnh bị gây mê. Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ có thể tìm thấy ung thư có hoặc không lan đến các phần khác của ổ bụng. Nếu có thì phẫu thuật loại bỏ khối u nguyên phát ở tuyến tụy thường không được đề nghị.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Cách phẫu thuật khác nhau dựa vào vị trí của khối u trong tuyến tụy. Trong mọi trường hợp phẫu thuật, các hạch bạch huyết gần đó bị loại bỏ như là một phần của phẫu thuật.
- Phẫu thuật Whipple: là phương thức phẫu thuật được biết đến là cắt khối tá tụy. Kỹ thuật Whipple có thể được tiến hành nếu ung thư chỉ ở đầu tuyến tụy. Đó là phẫu thuật sâu rộng khi mà bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ đầu của tuyến tụy và một phần ruột non được gọi là tá tràng, và ống mật và dạ dày, hoặc đôi khi là một phần của dạ dày. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật kết nối hệ thống đường mật và đường tiêu hóa. Các ống tạm thời thường được đặt trong ổ bụng để giúp dẫn lưu và hỗ trợ người bệnh hồi phục. Các ống dẫn lưu thường được đặt trong khi phẫu thuật và được giữ nguyên sau khi phẫu thuật để dẫn lưu dịch tụy bị rò rỉ ra ngoài cơ thể. Ống dẫn lưu được để tại chỗ trong một khoảng thời gian phụ thuộc vào số lượng và tính chất đầu ra của chúng, nhưng thường thì chúng có thể được lấy bỏ đi khi ở bệnh viện và có thể đặt ở đó từ 2 đến 3 tháng.
- Cắt thân-đuôi tụy: Phẫu thuật cắt thân-đuôi tụy khi ung thư ở vị trí bên trái của đuôi tuyến tụy. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ loại bỏ đuôi và thân của tuyến tụy và lá lách.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy: Nếu ung thư lan rộng xa đến toàn bộ tuyến tụy hoặc ở nhiều vị trí khác nhau của tuyến tụy, thì cần cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy, một phần của ruột non, một phần dạ dày, ống mật chủ, túi mật, và lá lách.
Xạ trị sử dụng các tia X năng lượng cao để phá hủy các tế bào ung thư. Cách xạ trị phổ biến nhất là liệu pháp bức xạ chùm tia ngoài từ một máy ở bên ngoài cơ thể người bệnh.
Liệu pháp chùm tia xạ ngoài là cách xạ trị phổ biến nhất thường trong điều trị ung thư tuyến tụy. Phác đồ xạ trị, hoặc liệu trình, thường có một số đợt điều trị trong một khoảng thời gian được thiết lập. Có các cách thức xạ trị khác nhau:
- Cách xạ trị truyền thống: được gọi là xạ trị phân liều thông thường hoặc tiêu chuẩn theo phương pháp điều trị hàng ngày với liều lượng phóng xạ thấp hơn trên mỗi phân liều hoặc ngày. Xạ trị truyền thống được tiến hành trong tổng thời gian từ 5 đến 6 tuần, xạ trị trong tuần với ngày cuối tuần nghỉ điều trị.
- Xạ trị thân lập thể (SBRT): được biết đến là kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân (với máy xạ trị gia tốc), điều trị với các liều xạ trị cao hơn trong thời gian ngắn hơn (khoảng 5 ngày). Được đánh giá là cách thức xạ trị mới, có thể cung cấp điều trị cục bộ hơn trong ít buổi điều trị hơn.
- Xạ trị chùm proton: là cách thức xạ trị chùm tia ngoài khi sử dụng các proton mà không là các tia X. Ở năng lượng cao, các proton có thể phá hủy các tế bào ung thư, giảm bớt lượng mô khỏe mạnh bị ảnh hưởng của bức xạ. Xạ trị chùm proton có thể tiến hành trong khoảng thời gian chuẩn hoặc thời gian ngắn hơn giống xạ trị định vị thân (SBRT).
Hóa trị là sử dụng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường bằng cách giữ các tế bào ung thư không phát triển, phân chia và tạo nhiều tế bào hơn.
Phác đồ hóa trị, hoặc theo kế hoạch hóa trị (liệu trình), thường theo các chu kỳ trong một khoảng thời gian được thiết lập. Người bệnh có thể dùng một thuốc ở một thời điểm hoặc kết hợp đồng thời các thuốc khác nhau trong khoảng thời gian.
Mục đích của hóa trị là để tiêu diệt ung thư có trong cơ thể trước hoặc sau khi phẫu thuật, giảm chậm sự phát triển khối u, hoặc giảm các triệu chứng của bệnh ung thư. Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị. Các thuốc hóa trị chính trong điều trị ung thư tuyến tụy:
- Capecitabine (Xeloda)
- Fluorouracil (5-FU)
- Gemcitabine (Gemzar)
- Irinotecan (Camptosar)
- Leucovorin (Wellcovorin)
- Nab-paclitaxel (Abraxane)
- Nanoliposomal irinotecan (Onivyde)
- Oxaliplatin (Eloxatin)
Liệu pháp đích là phương pháp điều trị trúng đích các gen đặc thù của ung thư, các protein, hoặc môi trường mô góp phần vào sự phát triển và sống sót của ung thư. Liệu pháp đích kiểm soát sự phát triển và lan truyền của các tế bào ung thư và hạn chế tổn thương đến các tế bào khỏe mạnh.
Để tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả nhất, bác sĩ ung thư có thể tiến hành các xét nghiệm để xác định các gen, các protein và các yếu tố khác của khối u của người bệnh. Liệu pháp đích trong điều trị ung thư tuyến tụy:
- Olaparib (Lynparza): là thuốc cho người bệnh bị ung thư tuyến tụy di căn liên quan đến đột biến BRCA (di truyền) dòng mầm. Thuốc uống bằng đường miệng, thường 2 lần một ngày.
- Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek): là loại thuốc trong phương pháp điều trị theo thuyết không thể biết về khối u thì có thể dùng các thuốc Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek) cho bất kì bệnh ung thư nào mà có chứa biến đổi về gen, vào thay đổi gen cụ thể đó là dung hợp NTRK. Thay đổi của gen này được thấy ở nhiều bệnh ung thư, trong đó có một số ít trường hợp bệnh ung thư tuyến tụy (hiếm khi có). Larotrectinib (Vitrakvi) và Entrectinib (Rozlytrek) được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tụy di căn hoặc tiến triển tại chỗ và không đáp ứng với hóa trị. Thuốc được uống đường miệng, thường 1 hoặc 2 lần một ngày.
Liệu pháp miễn dịch, được gọi là liệu pháp sinh học, được thiết kế dùng để tăng cường phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chiến đấu với ung thư. Liệu pháp miễn dịch sử dụng các chất được tạo bởi cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm với mục tiêu tác động đến hệ miễn dịch với tăng cường, hoặc hồi phục chức năng của hệ thống miễn dịch.
Các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, có chất là các kháng thể kháng PD-1 như pembrolizumab (Keytruda) và dostarlimab (Jemperli), được dùng để điều trị ung thư tuyến tụy mất ổn định vi vệ tinh cao (MSI-H) hoặc thiếu sửa chữa bắt cặp sai (dMMR). Khoảng 1% đến 1,5% số người bệnh ung thư tuyến tụy có liên quan đến MSI-H cao.
Tác dụng phụ khi Điều trị Ung thư Tuyến tụy?
Giống với các phương pháp điều trị ung thư khác, thì phẫu thuật có lợi ích, rủi ro, và tác dụng phụ. Sau phẫu thuật, thường gây đau cơ thể do hiệu ứng của phẫu thuật đến cơ thể. Đa số người bệnh có ít nhất một số lần đau sau quá trình phẫu thuật, có thể thường cần dùng thuốc giảm đau.
Số lần và vị trí đau phụ thuộc vào phẫu thuật. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơn đau của người bệnh:
- Vị trí phẫu thuật
- Kích thước vết mổ, hoặc cắt khi phẫu thuật
- Lượng mô bị loại bỏ
- Nếu người bệnh bị đau trước khi phẫu thuật
Các tác dụng phụ của phẫu thuật: yếu, mệt mỏi, và đau trong một số tuần đầu sau khi phẫu thuật. Các tác dụng phụ khác do cắt bỏ tuyến tụy có thể là khó tiêu hóa thức ăn và bệnh tiểu đường do mất insulin được sản sinh bởi tuyến tụy. Mệt mỏi thường giảm dần, khi mà sau phẫu thuật được khoảng thời gian hai đến bốn tuần.
Có thể có các tác dụng phụ khi xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày, điều đó phụ thuộc vào vùng cần xạ trị. Thường có các tác dụng phụ:
- Kích ứng da (ở các vùng chiếu xạ trị, từ mẩn đỏ, phồng rộp và bong tróc)
- Rụng mất tóc
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Số lượng tế bào máu giảm thấp
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Loét miệng và nướu / khó nuốt / khô miệng
- Phù bạch huyết
Có thể có các tác dụng phụ khi hóa trị:
- Buồn nôn và nôn ói
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Kiệt sức
- Cơn đau
- Chán ăn
- Rụng mất tóc
- Thay đổi ở da và móng
- Tê và ngứa ran
- Sưng tấy
- Lượng bạch cầu thấp, lượng hồng cầu thấp, lượng tiểu cầu thấp
- Nguy cơ nhiễm trùng
- Nguy cơ vô sinh
Phụ thuộc vào các thuốc đích được sử dụng thì thường có thể có các tác dụng phụ:
- Huyết áp thấp hoặc cao
- Tăng lượng đường trong máu hoặc cholesterol
- Lượng bạch cầu thấp, lượng hồng cầu thấp, lượng tiểu cầu thấp
- Cục máu đông
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn ói
- Tiêu chảy
- Chán ăn và giảm cân nặng cơ thể
- Phát ban da/Lở loét miệng
- Sưng tấy ở cánh tay và chân (tích tụ dịch)
- Táo bón
Có thể có các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch:
- Buồn nôn và nôn ói
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Sưng tấy tay và chân
- Phát ban và thay đổi da khác
- Ngứa
- Vấn đề về thị lực
- Đau cơ hoặc khớp
- Chán ăn
- Khó thở
Tôi cần làm gì nếu tôi bị ung thư tuyến tụy?
Tuyến tụy là tuyến có hình quả lê ở vị trí trong ổ bụng giữa dạ dày và xương sống. Bác sĩ thường nói ung thư tuyến tụy là bệnh âm thầm (thầm lặng) vì không có các triệu chứng sớm đáng chú ý. Và hiện nay thì không có các xét nghiệm có thể tìm thấy ung thư chính xác, đáng tin đối với các trường hợp người bệnh không có triệu chứng gì. Khi người bệnh có các triệu chứng, thì các triệu chứng đó thường giống với các triệu chứng của tình trạng bệnh khác, như loét hoặc viêm tụy.
Nếu nghi ngờ bị ung thư tuyến tụy, thì cần đến khám bệnh ở trung tâm ung thư uy tín (có được sự hỗ trợ cần thiết). Phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư tuyến tụy là quan trọng cho điều trị bệnh ung thư tuyến tụy.
Cho dù ung thư tuyến tụy đang ở giai đoạn nào, thì cần sắp xếp có cuộc trao đổi, được khám với bác sĩ chuyên môn về ung thư tuyến tụy càng sớm càng tốt. Với tốc độ phát triển (tiên tiến) trong chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tụy, có các phương pháp điều trị mới có thể được khuyến nghị bởi bác sĩ ung thư.
Các bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare có chuyên môn cao trong điều trị bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn sớm, ung thư tuyến tụy giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn.
Các chuyên gia về ung thư tuyến tụy ở Singapore ?
Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật (Delhi) – Chứng nhận Hội đồng Hoa Kỳ (Nội khoa) – Chứng nhận Hội đồng Hoa Kỳ (Huyết học) – Chứng nhận Hội đồng Hoa Kỳ (Ung thư)
Trước khi tham gia vào Trung tâm Ung thư OncoCare ở Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, Bác sĩ Akhil Chopra là chuyên gia cao cấp (bác sĩ ung thư) ở Khoa Ung thư ở Johns Hopkins Singapore, Bệnh viện Tan Tock Seng và Phó Giáo sư ở Trường Y Lee Kong Chian.
Bác sĩ Chopra có nhiều kinh nghiệm trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn và bàng quang, các bệnh ung thư phụ khoa như ung thư buồng trứng, tử cung/cổ tử cung, và ung thư đa u tủy xương và ung thư máu bạch cầu mạn tính. Bên cạnh đó, bác sĩ có nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu khoa học, có tham gia giảng dạy cho sinh viên y khoa ở Trường Y Lee Kong Chian và sinh viên y khoa và y nội trú ở Đại học Johns Hopkins, Baltimore Hoa Kỳ (USA).
Hồ sơ Y của Bác sĩ Akhil Chopra
- Tốt nghiệp Đại học Delhi năm 2001
- Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Nội khoa
- Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Ung thư
- Chứng nhận của Hội đồng Hoa Kỳ, Huyết học
Chuyên gia cao cấp, Bác sĩ Ung thư
Cử nhân Danh dự về Y khoa, Phẫu thuật, Phụ Sản (Ireland) – Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) – Chương trình đào tạo Y/FRCP (Edinburgh) – Chương trình đào tạo Y/FRCP (Ung thư)
Bác sĩ Benjamin Chuah, chuyên gia cao cấp, bác sĩ ung thư ở Trung tâm Ung thư OncoCare, trước đó là chuyên gia ở Khoa Ung thư – Huyết học, Viện Ung thư Quốc gia Singapore, Bệnh viện Đại học Quốc gia.
Bác sĩ Benjamin Chuah tốt nghiệp Y khoa ở Trường Trinity, Dublin năm 1998, được trao Giải thưởng Y: Professor Prize in Physic (Phẫu thuật) và Arthur Ball Prize (vị trí thứ 2), Bác sĩ Chuah làm việc ở Singapore và là thành viên của Trường Y Hoàng gia Vương quốc Anh năm 2002.
Trước khi bác sĩ tham gia, hoạt động vào khu vực tư nhân, bác sĩ Benjamin Chuah (bệnh nhân thường gọi bác sĩ là Ben Chuah) hoạt động tích cực trong đào tạo sau đại học và nghiên cứu. Bác sĩ điều hành Giáo dục Y sau đại học (Ung thư) và Chương trình đào tạo nội trú (Nội khoa). Bác sĩ được trao Giải thưởng Giảng dạy xuất sắc Sau đại học Bệnh viện Đại học Quốc gia năm 2011. Bác sĩ có nhiều năm nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong nhiều năm và tham gia điều tra các thử nghiệm quốc tế về sử dụng các thuốc liệu pháp đích mới đối với ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy. Benjamin Chuah được trao Giải thưởng: NUH Innovative Grant cho các nghiên cứu về dược động học warfarin và Giải thưởng Danh dự: Kobayashi Foundation Award về thay đổi nối tiếp (hàng loạt) trong biểu hiện của các protein của ung thư vú đáp ứng với hóa trị tân bổ trợ. Với các nghiên cứu của Benjamin Chuah được công bố, bác sĩ là tác giả đi đầu trong các tạp chí y học và tạp chí về ung thư có ảnh hưởng lớn: Gastroenterology (vị tràng học), GUT và Biên niên sử về Ung thư.
Mối quan tâm chuyên môn của bác sĩ Ben Chuah là ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy, gan (ung thư biểu mô tế bào gan), ung thư thần kinh nội tiết và ung thư đại trực tràng. Bác sĩ có nghiên cứu ung thư lâm sàng về ung thư túi mật tế bào nhỏ với hạ natri máu cận ung thư, khám phá thiếu các đột biến soma trong VEGFR-2 tyrosine kinase domain ở ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô tế bào thận (ung thư thận) với di căn xương và sử dụng thuốc hóa trị, docetaxel (Taxotere) không kết hợp hoặc có kết hợp với ketoconazole trong ung thư vú. Ben Chuah nghiên cứu sàng lọc (tầm soát) ung thư đại trực tràng và nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn 2 của ganitumab hoặc conatumumab kết hợp với FOLFIRI (5-FU, leucovorin, irinotecan) cho điều trị dòng hai (bước hai) của ung thư đại trực tràng di căn có KRAS đột biến.
Hồ sơ Y của Bác sĩ Benjamin Chuah
- Tốt nghiệp Trường Trinity, Đại học Dublin, Ireland năm 1998.
- MRCP (UK), Thành viên Trường Y Hoàng gia của Vương quốc Anh, 2002.
- Giải thưởng: Professor’s Prize in Physic (Phẫu thuật) 1998, Arthur Ball Prize (vị trí thứ 2) 1998, NUH Innovative Grant 2007, Kobayashi Foundation Award 2010 và NUH Postgraduate Teaching Excellence Award 2011.
- Bác sĩ điều hành Đào tạo Y Sau đại học (Ung thư) và Chương trình đào tạo nội trú (Nội khoa) ở Bệnh viện Đại học Quốc gia.
Ung thư Tuyến tụy là gì?
Quan điểm về Ung thư Tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một bệnh mà các tế bào khỏe mạnh của tuyến tụy không hoạt động chính xác và phát triển mất kiểm soát. Từ đó có thể tạo các tế bào ung thư và tạo thành khối u. Khối u ung thư hóa là khối u ác tính, ung thư có thể phát triển và lan rộng đến các phần khác của cơ thể. Khi ung thư phát triển, khối ung thư tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, phát triển vào các mạch máu gần đó và đến các cơ quan khác và quá trình lan truyền đến các phần khác của cơ thể được gọi là di căn.
Tuyến tụy là tuyến có hình quả lê ở vị trí trong ổ bụng giữa dạ dày và xương sống. Tuyến tụy được tạo bởi 2 thành phần chính:
- Thành phần ngoại tiết được tạo bởi các ống dẫn và túi nhỏ được gọi là tuyến nang ở cuối ống dẫn là tụy ngoại tiết. Phần tuyến tụy này tạo các protein chuyên biệt được gọi là các enzyme được tiết vào ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là mỡ (chất béo).
- Thành phần nội tiết được tạo thành từ các tế bào ở các vị trí khác nhau với nhau trong tuyến tụy, được gọi là đảo tụy Langerhans. Các tế bào này sản sinh các hormon chuyên biệt, quan trọng nhất là insulin. Insulin là chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu Phần tuyến tụy nội tiết có tạo các hormon khác, như glucagon, somatostatin, pancreatic polypeptide (PP), và vasoactive intestinal peptide (VIP). Mỗi loại hormon này đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa (trao đổi chất) của cơ thể.
Ung thư tuyến tụy chỉ chiếm dưới 2% trong tổng số ung thư ở Singapore, nhưng tỷ lệ bị ung thư tuyến tụy đang tăng dần trong hơn 40 năm qua. Tính toàn thế giới thì ung thư tuyến tụy là ung thư phổ biến xếp thứ tám ở nữ giới và xếp thứ mười ở nam giới. Tỷ lệ ung thư tuyến tụy tăng dần với khoảng 1% mỗi năm từ năm 2000. Trên thế giới ước tính có 495.773 số người được chẩn đoán bị ung thư tuyến tụy năm 2020.
Dấu hiệu và Triệu chứng của Ung thư Tuyến tụy?
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tuyến tụy:
Người bị ung thư tuyến tụy có thể có các dấu hiệu và triệu chứng, khi ung thư phát triển các triệu chứng có thể là:
- Vàng da (bao gồm vàng nướu và môi trong) và/hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu, ngứa và phân màu đất sét, là dấu hiệu của vàng da do tắc nghẽn đường mật.
- Đau phần bụng trên, lưng trên, hoặc cánh tay
- Sưng tấy đau cánh tay hoặc chân do cục máu đông
- Cảm giác nóng rát trong dạ dày hoặc khó chịu đường tiêu hóa khác
- Đầy bụng
- Phân nổi có mùi hôi đặc biệt và màu sắc khác thường do cơ thể không tiêu hóa mỡ (chất béo) tốt
- Yếu mệt
- Chán ăn
- Buồn nôn và nôn ói
- Ớn lạnh và đổ mồ hôi
- Sốt
- Giảm cân nặng không rõ nguyên nhân
Sàng lọc Ung thư Tuyến tụy
Sàng lọc giúp phát hiện ung thư trước khi có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
Ung thư tuyến tụy là bệnh âm thầm vì không có triệu chứng sớm đáng chú ý nào. Nếu nghi ngờ bị ung thư tuyến tụy thì cần đi khám bệnh để kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chắc chắn về bệnh. Nếu phát hiện bị ung thư, thì sau đó có thể cần các xét nghiệm khác giúp hiểu biết hơn về bệnh.
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tụy:
Nếu bác sĩ nghi ngờ một người có thể bị bệnh ung thư tuyến tụy, thì đầu tiên cần hỏi về lịch sử y tế và lịch sử gia đình của người đó. Tiếp theo, bác sĩ kiểm tra để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh. Điều quan trọng là cần chẩn đoán chính xác và kịp thời. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể được sử dụng khi nghi ngờ bị ung thư tuyến tụy. Chẩn đoán dựa vào lấy mẫu mô từ khối u khi sinh thiết, chọc hút bằng kim nhỏ, hoặc phẫu thuật.
Chẩn đoán Ung thư Tuyến tụy
Bác sĩ kiểm tra da, lưỡi, và mắt của người bệnh để xem xét có bị vàng da, lưỡi, và mắt, đó là dấu hiệu của bệnh vàng da. Bệnh vàng da có thể do khối u ở đầu tuyến tụy, gây cản trở dòng chất bình thường được gọi là mật, được sản xuất ở gan. Nhiều người bệnh bị ung thư tuyến tụy không bị bệnh vàng da ở thời điểm ung thư được chẩn đoán. Bác sĩ có cảm giác về các thay đổi ở ổ bụng do ung thư, cho dù tuyến tụy ở vị trí sau của bụng trên, hiếm khi có thể cảm nhận được. Sự tích tụ bất thường của dịch trong bụng, được gọi là cổ chướng, có thể là dấu hiệu khác của bệnh ung thư. Bác sĩ kiểm tra vùng bụng để xác định người bệnh có đau ở phần bụng trên, dưới xương ức.
Bác sĩ có thể lấy mẫu máu để xét nghiệm mức độ bất thường của bilirubin và các chất khác. Bilirubin là một chất hóa học có thể ở mức cao đối với người bị bệnh ung thư tuyến tụy do khối u chặn ống mật chủ. Carbohydrate antigen 19-9 (CA19-9) là dấu ấn của khối u. Dấu ấn khối u là một chất được tạo bởi khối u, có thể được nhìn thấy ở mức cao hơn khi bắt đầu phát triển ung thư và có thể đo lường được ở trong máu. Mức CA19-9 thường tăng ở người bị ung thư tuyến tụy nhưng có một số người bị ung thư tuyến tụy có mức CA19-9 bình thường. Mức CA19-9 thường tăng dần khi ung thư phát triển hoặc lan rộng.
Chụp CT có được các hình ảnh bên trong cơ thể, sử dụng các tia X, chụp từ các góc độ khác nhau. Máy tính kết hợp các hình ảnh tạo thành hình ảnh quét đa chiều chi tiết (thường là từ ba chiều) cho thấy bất kì sự bất thường nào hoặc các khối u. Chụp CT có thể giúp xác định kích thước và vị trí của khối u nguyên phát và đánh giá khả năng lan truyền đến các hạch bạch huyết hoặc các phần khác của cơ thể.
Chụp PET là cách để tạo các hình ảnh về các cơ quan và các mô bên trong cơ thể. Một ít lượng chất đường phóng xạ được tiêm vào cơ thể người bệnh. Chất đường phóng xạ được đi vào (hấp thụ) bởi các tế bào sử dụng nhiều năng lượng nhất. Vì ung thư có khuynh hướng sử dụng năng lượng hoạt động, nó hấp thụ nhiều chất phóng xạ. Máy quét sau đó phát hiện chất này để tạo các hình ảnh bên trong cơ thể.
Bác sĩ đặt một ống mỏng, đèn sáng được gọi là máy nội soi đi qua đường miệng và dạ dày vào ruột non. Sau đó, có một ống nhỏ hơn được gọi là catheter, đi qua ống nội soi vào ống dẫn mật và ống tụy. Thuốc nhuộm được tiêm vào ống dẫn và bác sĩ dùng tia X để có thể nhìn thấy ống dẫn bị nén hoặc thu hẹp. Thường thì stent nhựa hoặc kim loại có thể được đặt trên ống mật bị tắc nghẽn trong ERCP giúp giảm bớt vàng da. Các mẫu mô có thể được lấy trong quy trình này và đôi khi có thể giúp xác định chẩn đoán ung thư. Người bệnh được gây mê trong kỹ thuật ERCP. ERCP thường được sử dụng để đặt stent ống mật và thường không được dùng để chẩn đoán.
Siêu âm sử dụng các sóng âm để tạo hình ảnh về các cơ quan ở bên trong cơ thể. Có 2 loại máy siêu âm.
Máy siêu âm được đặt ở ngoài khoang bụng và di chuyển chậm quanh bụng bởi bác sĩ để tạo hình ảnh về tuyến tụy và các cấu trúc tổ chức xung quanh.
MRI sử dụng từ trường để tạo hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI có thể đo lường kích thước khối u. Dùng một thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là thuốc tương phản (thuốc đối quang từ) trước khi chụp để tạo hình ảnh rõ nét hơn. Thuốc nhuộm thường được tiêm tĩnh mạch người bệnh.
Sinh thiết là lấy một ít mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Có nhiều cách lấy mẫu mô khác nhau.
Lấy một mẫu mô rộng lớn hơn, có thể có lợi ích cho dấu ấn sinh học hoặc xét nghiệm gen của khối u.
Hiện nay được khuyến cáo đối với tất cả người bệnh mà chẩn đoán bị ung thư tuyến tụy cần xét nghiệm đột biến gen dòng mầm. Xét nghiệm trên mẫu máu hoặc nước bọt để tìm hiểu về các đột biến DNA của người bệnh có thể cho thấy xu hướng di truyền của ung thư. Nếu người bệnh được phát hiện là người mang các đột biến gen cụ thể, có thể giúp quyết định điều trị ung thư tuyến tụy được chẩn đoán.
Nguyên nhân và Yếu tố nguy cơ bị Ung thư Tuyến tụy?
Các yếu tố dưới đây có thể tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tụy:
- Tuổi: Nguy cơ bị ung thư tuyến tụy tăng dần theo tuổi Đa số người bệnh phát triển bệnh ung thư tuyến tụy ở trên 45 tuổi. Thực tế, 90% trường hợp bị bệnh ung thư tuyến tụy ở độ tuổi trên 55 tuổi và 70% trường hợp bị bệnh trên 65 tuổi.
- Giới tính: Nam giới được chẩn đoán bị ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.
- Hút thuốc lá: Người mà hút thuốc lá có khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với người không hút thuốc lá.
- Béo phì, chế độ ăn uống và rượu: Thực phẩm ăn uống hàng ngày có lượng mỡ nhiều có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy. Nghiên cứu cho thấy béo phì và tăng cân nhanh có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cao hơn. Nghiện rượu mạn tính có thể tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tụy, có khả năng gây viêm tụy tái phát, viêm tụy liên tục.
- Bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy tiểu đường là yếu tố tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tụy, đặc biệt khi người bệnh bị tiểu đường trong nhiều năm rồi. Phát triển bệnh tiểu đường đột ngột khi ở tuổi trưởng thành, được gọi là tiểu đường khởi phát sớm, có thể là triệu chứng sớm của ung thư tuyến tụy.
- Lịch sử gia đình: Ung thư tuyến tụy có thể có trong một gia đình và/hoặc có thể liên quan với các tính trạng gen mà gây tăng nguy cơ bị các loại bệnh ung thư khác.
Các loại Ung thư Tuyến tụy?
Các loại Ung thư Tuyến tụy có thể được phân chia thành hai loại chính: ung thư tuyến tụy ngoại tiết, bao gồm có ung thư biểu mô tuyến, và ung thư tuyến tụy thần kinh nội tiết. Mỗi loại ung thư có một số nhóm ung thư trong đó, các nhóm có thể theo các triệu chứng và tiên lượng bệnh ung thư khác nhau.
- Ung thư tuyến tụy ngoại tiết (không nội tiết): Ung thư tuyến tụy ngoại tiết phát triển từ các tế bào ngoại tiết, tạo thành tuyến ngoại tiết và ống dẫn tụy. Tuyến ngoại tiết sản xuất các enzyme giúp phá vỡ các carbohydrate, chất béo, protein và acid trong tá tràng. Loại ung thư tuyến tụy ngoại tiết chiếm đến hơn 95% tổng số trường hợp ung thư tuyến tụy, bao gồm có:
- Ung thư biểu mô tuyến: được gọi là ung thư biểu mô ống dẫn, là loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, chiếm hơn 90% số ca bệnh ung thư tuyến tụy được chẩn đoán. Ung thư xảy ra trong tế bào lót ống dẫn của tuyến tụy.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: là ung thư tuyến tụy không nội tiết rất hiếm gặp được hình thành trong các ống dẫn tụy, và hoàn toàn tạo từ các tế bào vảy, thường khó nhìn thấy ở tuyến tụy. Các nghiên cứu được báo cáo thì ung thư biểu mô tế bào vảy có tiên lượng rất xấu do đa số các trường hợp được phát hiện sau khi di căn.
- Ung thư biểu mô tuyến vảy: là ung thư tuyến tụy hiếm gặp, chỉ có 1% đến 4% trong tổng số ung thư tuyến tụy ngoại tiết. So với ung thư biểu mô tuyến, thì ung thư biểu mô tuyến vảy có khối u ác tính hơn với tiên lượng xấu hơn.
- Ung thư biểu mô dạng keo: là loại ung thư hiếm, khi mà ung thư biểu mô dạng keo chỉ chiếm từ 1% đến 3% trong tổng số ung thư tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u có khuynh hướng phát triển từ một loại nang lành tính được gọi là các u nhầy nhú trong ống dẫn tụy (IPMN). Vì u tuyến tụy dạng keo có các tế bào ác tính nổi trong chất keo gọi là nhầy, không có khả năng lan truyền và được điều trị dễ dàng hơn các loại ung thư tuyến tụy khác. Do đó mà có tiên lượng tốt hơn.
- Ung thư tuyến tụy thần kinh nội tiết: các u tuyến tụy thần kinh nội tiết (NETs) phát triển từ các tế bào trong tuyến nội tiết của tụy, tạo các hormon insulin và glucagon vào dòng máu, quy định (kiểm soát) đường huyết. Được biết là các u tế bào đảo hoặc nội tiết, các u thần kinh nội tiết hiếm khi có, chỉ chiếm dưới 5% trong tổng số trường hợp bị ung thư tuyến tụy.
- Các tổn thương tiền ung thư lành tính: Các u nang và các khối u lành tính khác có thể hình thành trong tuyến tụy, và một số có thể là tiền thân của ung thư tuyến tụy, trong đó có các u nhầy nhú trong ống dẫn tụy (IPMNs). Thường thì IPMNs và các tổn thương lành tính khác được tìm thấy khi người bệnh được quét hình ảnh vì một lý do y tế không liên quan. Phụ thuộc vào vị trí và loại tổn thương phát sinh, bác sĩ có thể muốn phẫu thuật loại bỏ tổn thương hoặc tiếp tục theo dõi để đảm bảo là nó không phát triển ác tính.
Các Giai đoạn của Ung thư Tuyến tụy?
Bác sĩ sử dụng một số hệ thống để đánh giá giai đoạn bệnh ung thư tuyến tụy. Hệ thống được sử dụng để xác định giai đoạn của các ung thư khác được gọi là “Phân loại TNM”, nhưng thường không được dùng cho ung thư tuyến tụy. Cho đầy đủ, thì ung thư tuyến tụy có thể được trao đổi theo hệ thống giai đoạn TNM.
Cách để phân loại ung thư tuyến tụy là thường phân chia khối u thành 1 trong 4 nhóm dưới đây, dựa vào khối u (ung thư) có thể loại bỏ khi phẫu thuật và ung thư có lan đến các vị trí khác.
- Có thể cắt bỏ (khu trú): ung thư tuyến tụy có thể được loại bỏ khi phẫu thuật. Phẫu thuật thường được tiến hành sau khi chẩn đoán được ung thư tuyến tụy. Đôi khi cần có điều trị bổ sung có thể được đề nghị trước khi phẫu thuật. Khối u có thể chỉ ở vị trí tuyến tụy hoặc mở rộng ngoài tuyến tụy, nhưng không phát triển vào các động mạch hoặc tĩnh mạch quan trọng trong vùng đó.
- Ranh giới cắt bỏ (đường biên): ung thư tuyến tụy có khối u khó có thể hoặc không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật ở thời điểm được chẩn đoán lần đầu tiên, nhưng nếu hóa trị và/hoặc xạ trị có thể giúp thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật thì phẫu thuật có thể giúp loại bỏ khối u với diện cắt (rìa) âm tính. Diện cắt âm tính là không nhìn thấy các tế bào ung thư bị bỏ sót trong cơ thể.
- Tiến triển tại chỗ: ung thư tuyến tụy chỉ ở vị trí vùng xung quanh tuyến tụy, nhưng không thể phẫu thuật loại bỏ được vì ung thư phát triển vào hoặc gần các động mạch, tĩnh mạch, hoặc các cơ quan gần đó. Do đó mà không thể phẫu thuật vì nguy cơ tổn thương đến các cấu trúc, tổ chức gần đó quá cao.
- Di căn: khối u lan rộng đến vùng ngoài tuyến tụy và di căn đến các cơ quan khác, như gan, phổi, hoặc tiến xa tới các phần khác trong bụng.
Giai đoạn bệnh là cách để mô tả về vị trí của ung thư, hoặc ung thư có lan truyền đi và ảnh hưởng như thế nào đến các phần khác của cơ thể. Các xét nghiệm và chụp quét hình ảnh giúp chẩn đoán ung thư của người bệnh cho một số thông tin về:
- Loại tế bào ung thư bắt nguồn và vị trí bắt đầu
- Bất thường của các tế bào khi quan sát dưới kính hiển vi (mức độ)
- Kích thước khối u (ung thư) và ung thư có di căn (giai đoạn)
Giai đoạn 0: Ung thư tại chỗ, ung thư không phát triển ngoài ống dẫn tụy, ở vị trí ung thư bắt đầu (Tis, N0, M0).
- Giai đoạn IA: Khối u có kích thước từ dưới 2 cm trong tuyến tụy. Ung thư không lan truyền đến các hạch bạch huyết hoặc các phần khác của cơ thể (T1, N0, M0).
- Giai đoạn IB: Khối u lớn hơn 2 cm ở trong tuyến tụy, không lan truyền đến các hạch bạch huyết hoặc các phần khác của cơ thể (T2, N0, M0).
- Giai đoạn IIA: Khối u lớn hơn 4 cm và phát triển ngoài tuyến tụy. Ung thư không lan truyền đến các động mạch, tĩnh mạch, các hạch bạch huyết gần đó, hoặc các cơ quan khác của cơ thể (T3, N0, M0).
- Giai đoạn IIB: Khối u có kích thước bất kì, không lan truyền đến các động mạch, tĩnh mạch gần đó. Ung thư có lan truyền đến từ 1 – 3 hạch bạch huyết trong vùng nhưng không đến các phần khác của cơ thể (T1, T2, hoặc T3; N1; M0).
Khối u có kích thước bất kì và lan truyền đến từ hơn 4 hạch bạch huyết trong vùng như không đến các động mạch, tĩnh mạch gần đó, hoặc các phần khác của cơ thể (T1, T2, hoặc T3, N2, M0).
Giai đoạn IV: Bất kì khối u nào mà lan truyền đến các phần khác của cơ thể (bất kì T, bất kì N, M1).
Phụ thuộc vào bác sĩ ung thư, hệ thống giai đoạn bệnh khác nhau có thể được sử dụng để mô tả quá trình phát triển ung thư tuyến tụy, được gọi là hệ thống giai đoạn TNM:
- T mô tả kích thước khối u
- N mô tả có các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết
- M mô tả ung thư có lan rộng đến các phần khác của cơ thể (M là viết tắt của từ di căn)
Khối u (T)
Với hệ thống TNM thì T cộng với một chữ cái hoặc số đếm được dùng để mô tả kích thước và vị trí khối u. Kích thước khối u được đo lường theo đơn vị cm. 1 cm gần bằng chiều rộng của bút hoặc bút chì.
Giai đoạn khối u giúp bác sĩ phát triển phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi người bệnh. Thông tin chi tiết về giai đoạn khối u được liệt kê dưới đây.
- TX: Khối u nguyên phát không thể đo lường được.
- T0 (T cộng 0): Không có bằng chứng về ung thư được tìm thấy ở tuyến tụy.
- Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ, khi mà ung thư ở giai đoạn rất sớm, không lan truyền.
- T1: Khối u chỉ ở trong tuyến tụy, và có kích thước từ dưới 2 cm. Giai đoạn T1 có thể chia thành T1a, T1b, và T1c dựa vào kích thước khối u.
- T2: Khối u chỉ ở trong tuyến tụy, và có kích thước từ 2 cm đến 4 cm.
- T3: Khối u có kích thước lớn hơn 4 cm và mở rộng ngoài tuyến tụy. Không ảnh hưởng tới các động mạch chính hoặc tĩnh mạch gần tuyến tụy.
- T4: Khối u mở rộng ngoài tuyến tụy vào các động mạch chính hoặc tĩnh mạch gần tuyến tụy. Khối u T4 thì phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u.
Hạch bạch huyết (N)
“N” trong hệ thống phân loại TNM là nói đến các hạch bạch huyết. Cơ quan nhỏ hình hạt đậu ở khắp cơ thể giúp chống nhiễm trùng và bệnh tật, như là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong ung thư tuyến tụy, các hạch bạch huyết vùng là các hạch bạch huyết gần tuyến tụy, và các hạch bạch huyết cách xa ở các phần khác của cơ thể.
- NX: Các hạch bạch huyết vùng không thể đánh giá được.
- N0: Ung thư không tìm thấy ở các hạch bạch huyết vùng.
- N1: Ung thư lan truyền đến từ 1 – 3 hạch bạch huyết vùng.
- N2: Ung thư lan truyền đến từ hơn 4 hạch bạch huyết vùng.
Di căn (M)
“M” trong hệ thống phân loại TNM mô tả ung thư có lan rộng xa đến các phần khác của cơ thể, được gọi là di căn.
- M0: Bệnh không lan truyền đến các phần khác của cơ thể.
- M1: Ung thư lan truyền đến các phần khác của cơ thể, trong đó có các hạch hạch huyết xa. Ung thư tuyến tụy thường lan truyền đến gan, lớp lót ổ bụng được gọi là phúc mạc, và phổi.