Giới thiệu
Chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với các liệu pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và kể cả liệu pháp nhắm mục tiêu. Bên cạnh những liệu pháp phổ biến, phương pháp nâng cao hoặc khai thác hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng được áp dụng vào điều trị ung thư và đã thu được nhiều bước tiến và kỳ vọng mới. Liệu pháp miễn dịch là một loại điều trị làm tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Có nhiều cách khác nhau để hiện thực hóa điều này thông qua các kháng thể đơn dòng, chuyển tế bào nuôi, cytokine, vắc xin và các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều đề cập đến các chất ức chế miễn dịch như Ipilumumab, Pembrolizumab, Nivolumab và các loại thuốc khác.
Bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch được kích hoạt hoặc kích thích, các trạm kiểm soát phát đi các tín hiệu phức tạp nhằm ngăn chặn các tế bào miễn dịch khỏi tấn công và các mô bình thường, khỏe mạnh không bị phá hủy. Một số tế bào ung thư sử dụng các trạm kiểm soát đặc biệt này để ngăn cản hệ thống miễn dịch và tắt tín hiệu phản ứng miễn dịch.
Các nghiên cứu về khối u ác tính đã đi tiên phong trong điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, nhưng liệu pháp này càng ngày càng hoạt động trên nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy phổi, ung thư thận (ung thư biểu mô tế bào thận), ung thư đại trực tràng do sự thiếu hụt hệ thống sửa chữa ghép cặp, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung và các loại khác. Trong số này có một số loại ung thư đang trải qua thử nghiệm giai đoạn đầu; một số đã được sử dụng lâm sàng.
Các bác sĩ chuyên khoa ung thư thường xuyên được nghe từ bệnh nhân hoặc người thân của họ những quan điểm sau đây:
“Loại thảo mộc này sẽ cải thiện khả năng miễn dịch của bạn để chống lại ung thư”
“Tập thể dục sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để chống ung thư”
“Thực phẩm chức năng này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư của bạn vì nó làm tăng khả năng miễn dịch chống ung thư”
Vậy hệ miễn dịch liên quan đến nguy cơ ung thư như thế nào? Liệu pháp miễn dịch, hoặc sử dụng hệ miễn dịch để chống ung thư có tác dụng hay không? Cơ sở của liệu pháp miễn dịch – một nhánh của ung thư miễn dịch là gì?
Có nhiều bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch kém làm tăng nguy cơ ung thư.
Bệnh nhân nhiễm HIV – căn bệnh gây ra hội chứng suy giảm hệ miễn dịch (AIDS) sẽ có hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV có nhiều khả năng phát triển một loạt các khối u ác tính như lymphoma không Hodgkin, ung thư cổ tử cung, sarcoma Kaposi. Họ cũng có nguy cơ cao bị ung thư gan, hậu môn, lymphoma Hodgkin và ung thư phổi. Thực tế đã chỉ ra rằng bệnh nhân nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị nhiễm một số loại virus như herpesvirus 8 (HHV-8) gây Kaposi sarcoma. Họ cũng có thể bị viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, vi rút Epstein Barr (EBV), nhiễm vi-rút papillomavirus ở người (HPV).
Bệnh nhân ghép thận có nguy cơ phát triển ung thư gấp 2-3 lần so với nhóm dân số cùng độ tuổi và giới tính. Điều này liên quan đến sự ức chế miễn dịch cần thiết cho việc cấy ghép, thời gian thẩm tách trước khi ghép và phơi nhiễm với nhiễm virus. Hậu quả do ung thư gây ra ở những bệnh nhân ghép thận cũng tệ hơn so với bệnh nhân ung thư thông thường.
Viêm mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư
Viêm mãn tính bao gồm triệu chứng kích hoạt hệ thống miễn dịch có liên quan đến việc phát triển ung thư dưới nhiều điều kiện. Hút thuốc lá mãn tính là nguyên nhân gây viêm mãn tính rất phổ biến vì nó khiến thay đổi lớp niêm mạc của đường hô hấp hoặc phế quản dẫn đến viêm phế quản và ung thư phổi. Các chất khác gây ra bệnh bụi phổi amiăng hoặc silic cũng liên quan đến ung thư phổi. Các bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng gây viêm niêm mạc cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ung thư da ác tính tương tự cũng xuất phát từ viêm da do chiếu xạ UV.
Một số điểm quan trọng liên quan đến viêm đã được làm rõ nét:
- Viêm cận lâm sàng hoặc viêm không thể phát hiện cũng cũng đóng vai trò quan trọng tăng nguy cơ mắc phải ung thư.
- Nhiều loại tế bào miễn dịch có thể được xem xét là viêm nhiễm ở các khối u.
- Các tế bào miễn dịch sản sinh ra các hóa chất gọi là cytokine. Những cytokine này hoạt động để kích hoạt các tế bào phát triển và phản ứng, đôi khi cũng kích hoạt nhiễm trùng.
- Các cytokine được sản xuất trong một phản ứng viêm có thể ảnh hưởng đến sự hình thành, tăng trưởng và thậm chí lây lan khối u. Điều này đặc biệt xảy ra nếu quá trình này là mãn tính và không kiểm soát được.
Các yếu tố khác nhau liên quan đến hệ thống miễn dịch bảo vệ, thậm chí thúc đẩy ung thư rất phức tạp. Để đơn giản hóa các chi tiết được nghiên cứu chỉ ra gần đây, chúng ta có thể tổng kết bằng một tuyên bố tổng quan rằng cải thiện khả năng miễn dịch có khả năng chống lại ung thư.
KHAI THÁC HỆ THỐNG MIỄN DỊCH ĐỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ PHẦN 2 – LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH
Tác giả:
Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)