OncoCare Cancer Centre

Oncocare Logo 2-08
OncoCare

Tìm hiểu về Ung thư

KHAI THÁC HỆ THỐNG MIỄN DỊCH ĐỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ PHẦN 2 – LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH
KHAI THÁC HỆ THỐNG MIỄN DỊCH ĐỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ PHẦN 2 – LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH

Giới thiệu

Như đã thảo luận trong Phần 1, giám sát miễn dịch rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Hơn 100 năm trước, lịch sử y học đã ghi nhận rằng ung thư được bao quanh bởi các tế bào miễn dịch được gọi là lymphocytes hoặc khối u thâm nhập tế bào lympho (TILs).

Mô tả theo cách đơn giản nhất, quá trình phát triển ung thư bắt đầu khi các tế bào bình thường bị hư hại mà cơ thể con người không thể sửa chữa hay tiêu diệt. Những tế bào này tích lũy các tổn thương hoặc đột biến, rồi cuối cùng tìm ra một cách nào đó để có thể phát triển độc lập. Hệ thống miễn dịch thường có thể xác định và tiêu diệt các tế bào bất thường trước khi chúng phát triển thành các tế bào ung thư, điều này giải thích cho việc quan sát thấy TIL. Tuy nhiên, biện pháp bảo vệ này không thành công khi các chiến lược phát triển của tế bào ung thư thay đổi, hoặc các tế bào này sẽ cải trang để né tránh hệ miễn dịch.

Mặc dù có nhiều hình thức khác nhau của liệu pháp miễn dịch, hiện nay sử dụng thuật ngữ “miễn dịch” đồng nghĩa với việc sử dụng các chất ức chế điểm kiểm soát như Keytruda (Pembrolizumab) và Nivolumab (Opdivo). Thuốc ức chế điểm kiểm soát chống lại các tín hiệu tế bào ung thư phát ra để ngăn chặn hệ thống miễn dịch, nói cách khác là loại bỏ lớp vỏ ngụy trang bảo vệ của các tế bào này.

Bệnh nhân nào có thể hưởng lợi từ liệu pháp điều trị này?

Trong lịch sử, các tế bào miễn dịch đã được tìm thấy xung quanh ung thư như khối u ác tính và ung thư thận. Việc sử dụng sớm các liệu pháp miễn dịch chung như interferon và interleukin sẽ mang lại một số lợi ích trong điều trị các loại khối u này. Những liệu pháp sớm này làm tăng phản ứng miễn dịch, nhưng đại đa số những bệnh nhân này không phản ứng tốt với việc điều trị, vì mặc dù họ không gặp phải vấn đề miễn dịch thấp, nhưng hệ miễn dịch của họ không thể phát hiện và nhận ra tế bào ung thư. Việc sử dụng các chất ức chế điểm kiểm soát đã rất thành công trong điều trị khối u ác tính và ung thư tuyến tiền liệt (bàng quang và thận), vì vậy phương pháp này được chấp thuận sử dụng đầu tiên cho những căn bệnh ung thư nêu trên.

Sau đó, nhiều kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp miễn dịch có thể có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác, bao gồm ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và ung thư đầu và cổ.

Các phân tích sâu hơn cho thấy một nhóm bệnh nhân cụ thể có khuynh hướng phản ứng nhiều hơn so với những nhóm khác. Nhóm bệnh nhân này có bệnh ung thư mang số đột biến cao hơn, cho phép hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ dàng xác định được tế bào ung thư sau khi các tín hiệu ức chế được gửi đi bởi các chất ức chế điểm kiểm soát. Một ví dụ của nhóm bệnh này là các bệnh nhân ung thư phổi liên quan đến hút thuốc. Ung thư phổi có nguyên nhân là do hóa chất trong thuốc lá dẫn đến sự tích tụ đột biến rộng trong các tế bào ung thư. Một nhóm bệnh nhân khác có thể đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch là những người có tiền sử gia đình bị ung thư nặng, và có thể có các bệnh ung thư di truyền như hội chứng Lynch. Hội chứng Lynch xuất hiện là do những bệnh nhân này bị thiếu hụt khả năng sửa chữa các tế bào bị lỗi. Mặc dù sự thiết hụt này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang, ung thư đường mật và ung thư nội mạc tử cung, nó cũng đồng nghĩa với việc liệu pháp miễn dịch có hiệu quả cao hơn, tương tự cũng do sự phát triển đột biến mãn tính trong tế bào ung thư.

Bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn sẽ tư vấn về các xét nghiệm như xét nghiệm MSI (Microsatellite-Instability), cũng như xét nghiệm biểu hiện PDL1 (Ligand – Lập trình chết tế bào) để đánh giá mức độ lợi ích khi sử dụng các chất ức chế điểm kiểm soát. Nếu nghi ngờ về nguy cơ ung thư di truyền, tư vấn di truyền đồng thời tư vấn sàng lọc cho các thành viên trong gia đình cũng sẽ được thực hiện.

Những ưu điểm tiềm năng và tác dụng phụ của liệu pháp điều trị này là gì?

Liệu pháp miễn dịch có ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị. Hầu hết cơ thể bệnh nhân chấp nhận các chất ức chế điểm kiểm soát rất tốt. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm các triệu chứng giống như cúm, mệt mỏi có kiểm soát, tiêu chảy và phát ban. Những tác dụng phụ này thường có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc hỗ trợ. Sự mất cân bằng nội tiết tố, ví dụ, hormone tuyến giáp có thể xảy ra và sẽ được theo dõi trong khi điều trị.

Tuy nhiên, khoảng 10% tỷ lệ các bệnh nhân có thể phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư và đồng thời tấn công cả các tế bào bình thường một cách không kiểm soát và trên quy mô rộng. Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm viêm phổi, viêm gan, viêm thận và viêm đại tràng (viêm phổi, gan, thận và ruột). Bệnh nhân có tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình mắc phải các bệnh tự miễn, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, SLE (lupus ban đỏ hệ thống), có nguy cơ cao mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu tác dụng phụ xảy ra nghiêm trọng và không thể kiểm soát, tác dụng của thuốc ức chế điểm kiểm soát có thể được đảo ngược bằng cách cho sử dùng các liều steroid ức chế miễn dịch hoặc các loại thuốc điều chế miễn dịch khác.

 

Tác giả:

Bác sĩ Thomas Soh
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)

 

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)