Giới thiệu
Căn bệnh ung thư phổi có thể xảy ra ở cả những người không hút thuốc. Xu hướng dân số mắc phải ung thư phổi đang dần thay đổi và điều này ngày càng được ghi nhận trên toàn thế giới. Ở châu Á, có tới một phần ba bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán là không bao giờ hút thuốc trong khi số liệu ở phương Tây thấp hơn. Có sự khác biệt giới tính rất thú vị liên quan đến số liệu này. Trong một nghiên cứu được báo cáo, khoảng 15% nam giới, thấp hơn rất nhiều so với 60-80% phụ nữ bị ung thư phổi là những người hoàn toàn không hút thuốc!
Với những quốc gia bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói bụi như Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei, một số bệnh nhân ung thư phổi băn khoăn về tác động của đám mây bụi (haze) bao trùm bầu trời tới tình trạng bệnh của họ. Những đám mây bụi này được phân tích là mang các hạt PM 2.5 nhỏ có thể thâm nhập sâu vào phế quản (hoặc đường hô hấp). PM2.5 hay các hạt mịn nhỏ hơn 2,5 micron là một chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và làm giảm tầm nhìn xa khi ra đường. Bên cạnh đó, đám mây bụi còn gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến đường hô hấp và mắt, các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc lâu dài với các hạt PM2.5 này có khả năng tăng tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Sức khỏe của những người bị bệnh phổi và tim mãn tính, trẻ em và người già đặc biệt nhạy cảm với PM2.5.
Các yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc
- Hút thuốc thụ động
- Tiếp xúc với môi trường chứa các chất gây ung thư như radon, amiăng, crom, asen…
- Bệnh phổi có tổn thương phổi
- Tính nhạy cảm di truyền – không kết luận
Chuyên gia ung thư của chúng tôi, Bác sĩ Leong Swan Swan, là một trong những đồng tác giả của một ấn phẩm năm 2006 (Tạp chí Ung thư lâm sàng) về lĩnh vực ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) ở những người không bao giờ hút thuốc tại Singapore. Trong số 883 bệnh nhân được điều tra trong nghiên cứu, 68,5% người không hút thuốc bị ung thư phổi tế bào không nhỏ là nữ giới. Độ tuổi trung bình lúc được chẩn đoán ung thư phổi ở những bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc còn trẻ hơn so với người đang hoặc đã từng hút thuốc.
Câu hỏi về tính nhạy cảm di truyền đóng vai trò như thế nào xét về các nguy cơ gây ung thư phổi ở người không hút thuốc được đề xuất chủ yếu bởi các nghiên cứu dựa trên dân số, và một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ung thư phổi ở những người không hút thuốc và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi. Khó khăn gặp phải trong những nghiên cứu này là tách biệt phơi nhiễm môi trường với một nhóm kiểm chứng thích hợp. Với công nghệ DNA hiện đại sử dụng các nghiên cứu liên kết trên toàn vẹn gen (GWAS), kết quả đã được tổng hợp.
Các thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) là một gen quan trọng thuộc họ tyrosine kinase. Trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, đột biến EGFR được ghi nhận là phổ biến hơn trong các khối u của người không hút thuốc so với người hút thuốc. Điều thú vị là, một vài gia đình sở hữu đột biến germline trong thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Đã có các gen khác bao gồm HER2 được tìm thấy trong nguồn gen của những gia đình này. Ngoài ra, đột biến trong EGFR ở T790M, một đột biến gây ra kháng thuốc cũng được ghi nhận.
Các loại ung thư phổi sinh học khác nhau
Nhiều người có thể coi ung thư phổi là một căn bệnh duy nhất nhưng thực tế là ung thư phổi đang ngày càng thay đổi. Loại tế bào chủ yếu ở những người không hút thuốc bị ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày (adenocarcinoma). Ngược lại, ung thư phổi phát triển ở những người hút thuốc lá, mặc dù thông thường cũng là loại tế bào biểu mô tuyến, nhưng ngoài ra có tỷ lệ tế bào vảy và tiểu loại tế bào nhỏ hơn.
Quan trọng hơn, trên cơ sở phân tử, hiện nay có sự khác biệt rõ ràng trong các dạng ung thư phổi giữa người hút thuốc và không hút thuốc. Những khác biệt này không thể được đánh giá chính xác qua cách kiểm tra khối u dưới kính hiển vi hay miễn dịch hóa học. Phân tích phân tử với các kỹ thuật đột biến trong các gen đặc biệt, cần có các đầu dò cho các gen hợp nhất (fusion genes). Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, chúng tôi hoàn toàn có thể tiếp cận với các phòng thí nghiệm chất lượng tốt có khả năng thực hiện các thử nghiệm này với thời gian quay vòng hợp lý.
Một số đột biến phân tử được thử nghiệm là:
- EGFR – Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô
- Sắp xếp lại ALK – Một gen hợp nhất bao gồm các phần của gen có cấu trúc tương tự protein 4 (EML4) liên quan đến microtubule và gen lymphoma kinase (ALK).
- Gene ROS-1
Điều trị ung thư phổi ở những người không hút thuốc
Chúng ta có thể chữa trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc được hay không? Câu trả lời là có nếu ung thư được phát hiện sớm! Đáng tiếc là rất ít bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn I và giai đoạn II được chẩn đoán. Không giống như ung thư phổi giai đoạn cao và xâm lấn địa phương, ung thư phổi giai đoạn đầu có thể được điều trị với mục đích chữa trị bằng cách quản lý tích cực. Ở một số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu, hóa trị liệu bổ trợ hoặc xạ trị kết hợp hóa trị có thể cải thiện tốt kết quả điều trị.
Ưu điểm của người không hút thuốc trái ngược với người hút thuốc là nói chung, tình trạng phổi của họ tốt hơn (hay chức năng phổi tốt hơn). Điều này cho phép họ chịu đựng những phương pháp điều trị tích cực như cắt bỏ một phần phổi (ví dụ, lobectomy, pneumonectomy) tốt hơn những người hút thuốc. Mặt khác, những người không hút thuốc thường không bao giờ nghi ngờ rằng họ sẽ bị ung thư phổi, khiến việc chẩn đoán ung thư phổi có thể bị trì hoãn và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cao, hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ, ví dụ như ho dai dẳng.
Thuốc hay dược phẩm đặc trị được sử dụng cho những bệnh nhân không hút thuốc có tác dụng tốt hơn đối với các khối u đột biến EGFR so với bệnh nhân hút thuốc. Tỷ lệ đáp ứng đối với chất ức chế tyrosine kinase EGFR (TKI) được ghi nhận ở mức cao hơn so với hóa trị liệu nếu bệnh nhân có đột biến EGFR. Những loại thuốc uống như Erlotinib (Tarceva), Gefitinib (Iressa), Afatanib (Giotrif) đã thay đổi các liệu pháp điều trị ung thư phổi, cải thiện kết quả và khả năng dung nạp thuốc của cơ thể, mang đến cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt hơn. Những bước tiến tương tự đã được thực hiện với các tác nhân nhắm mục tiêu chống lại ALK và ROS-1, như Crizotinib và Ceritinib.
Tác giả:
Bác sĩ Leong Swan Swan
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)
Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)