OncoCare Cancer Centre

Oncocare Logo 2-08
OncoCare

Tìm hiểu về Ung thư

KHỐI U CỔ ĐÁNG SỢ
KHỐI U CỔ ĐÁNG SỢ

Giới thiệu

Đối với các bác sĩ, bệnh nhân đến thăm khám với một khối u ở cổ là dấu hiệu khá phổ biến của bệnh ác tính đầu và cổ, u lympho, u tuyến giáp hoặc các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có nhiều loại “khối u” ở cổ hoàn toàn không liên quan đến ung thư.

Đối với một số bệnh nhân, bệnh ung thư thường đi kèm với các triệu chứng cổ họng bị đau và xuất hiện hạch bạch huyết (hạch lympho) lớn ở cổ. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân khác, họ thường không có triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi phát hiện ra khối u hoặc bướu ở cổ mới xuất hiện hoặc đã xuất hiện được một thời gian. Đôi khi bản thân bệnh nhân không nhận ra mà do vợ/chồng, thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ gia đình để ý thấy.

Ở người trưởng thành, khối u hoặc bướu cổ có thể là dấu hiệu duy nhất tiềm ẩn một tình trạng bệnh nghiêm trọng và cần được kiểm tra đánh giá sớm nhất có thể. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của một khối u cổ.

Kiểm tra lịch sử bệnh lý và thể chất

Để quyết định xem cục u ở cổ của bệnh nhân có nghiêm trọng hay không, việc kiểm tra lịch sử bệnh lý và khám sức khỏe cho bệnh nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh. Một yếu tố xem xét quan trọng khác là tuổi tác của bệnh nhân, nếu một người trưởng thành trên 40 tuổi có một khối u cổ thì xác suất chẩn đoán ung thư rất cao, và có khả năng là khối u ác tính. Tuy nhiên, khối u mọc lên ở cổ đối với bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần được đánh giá cẩn thận.

Một số khía cạnh về lịch sử bệnh lý và xét nghiệm cần lưu ý là:

Khối u ở cổ có thể là các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết có mặt khắp cơ thể, vậy nên việc kiểm tra các vị trí hạch bạch huyết khác cũng rất cần thiết. Các nguyên nhân gây ra mở rộng vị trí đa hạch bạch huyết có thể là do u lympho hoặc nhiễm trùng (chẳng hạn như nhiễm độc bạch cầu đơn nhân, virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV)…).

Nếu khối u ở cổ đã xuất hiện trong nhiều năm và không thay đổi về kích thước hoặc thay đổi rất ít thì có thể là khối u lành tính (không phải ung thư). Tuy nhiên, có một số u lympho cấp thấp hoặc khối u ác tính cấp thấp cũng có thể xuất hiện với hạch bạch huyết và tồn tại trong nhiều năm. Một số khối u lành tính có thể là các khối u tuyến nước bọt, hoặc các khối u liên quan đến dây thần kinh (các khối u thần kinh ngoại vi bao bọc, paragangliomas).

Một cục bướu cổ có kích thước tăng lên nhanh chóng có thể là một lymphoma xâm lấn hoặc bệnh nhiễm trùng gây ra sự mở rộng hạch bạch huyết. Các triệu chứng liên quan đến nguyên nhân này bao gồm sốt, sụt cân hoặc đổ mồ hôi ban đêm. Khối u lan rộng nhanh cũng có thể gây ra sức ép bên ngoài và va chạm vào các cấu trúc xung quanh cổ như mạch máu lớn và dây thần kinh.

Những va chạm của khối u cổ với các cấu trúc xung quanh lần lượt có thể làm phát sinh các triệu chứng như khó nuốt, sụp mí mắt (ptosis) hoặc song thị (diplopia). Một nguyên nhân khác của bệnh hạch ở cổ có thể là do lao phổi – căn bệnh vẫn còn tồn tại ở Singapore. Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, chúng tôi cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân có hai bệnh lý đồng thời. Một bệnh nhân gần đây bị ung thư phổi và bệnh lao (TB) của hạch bạch huyết và dây thanh quản.

Khối u ở cổ thay đổi kích thước theo thời gian và mở rộng hơn khi cơ thể bị các bệnh nhiễm trùng như cúm hay nhiễm trùng đường hô hấp trên có nhiều khả năng là u nang bẩm sinh.

Tuyến giáp nằm ở giữa cổ có thể sẽ phát triển rộng hơn đối với một số người. Ung thư tuyến giáp hiện diện dưới dạng khối u và khối u này cũng chuyển động cùng với tuyến giáp khi bệnh nhân thực hiện động tác nuốt. Tuy nhiên, không phải tất cả các cục u trong tuyến giáp đều là ung thư tuyến giáp.

Các triệu chứng nghiêm trọng cần kiểm tra ngay lập tức khi bị khối u ở cổ bao gồm:

  • Đau ở phần khối u – có thể liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của khối u hoặc xâm lấn trực tiếp.
  • Thay đổi giọng nói – tiếng bị khàn có thể liên quan đến dây thần kinh.
  • Khó nuốt thức ăn hoặc bị nghẹn thức ăn hoặc nước.
  • Đau ở tai, mất thính giác, bị ù tai.
  • Máu chảy từ mũi (chảy máu cam), chảy máu khi có người thổi vào mũi, máu trong đờm đặc biệt là vào buổi sáng hoặc có máu khi nuốt có thể là dấu hiệu sớm của ung thư mũi họng (NPC). Bệnh ung thư biểu mô vòm họng ở người Đông Nam Áphổ biến hơn so với người phương Tây. Nếu người bệnh nghi ngờ đã nhiễm bệnh thì cần tiến hành kiểm tra để chẩn đoán ngay lập tức.
  • Các thay đổi về mắt và thị lực như song thị, mí mắt bị sụp đặc biệt chỉ sụp ở một bên mắt.

Các triệu chứng toàn thân có liên quan đến dạng ung thư này không chỉ nằm cục bộ ở vùng đầu và cổ, mà còn có thể bao gồm sốt, sụt cân, đổ mồ hôi ban đêm và đau khớp. Ví dụ như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), một tình trạng tự miễn dịch có thể có nhiều hạch bạch huyết mở rộng còn có các triệu chứng toàn thân khác.

Xét nghiệm máu, chụp quét hình ảnh và chẩn đoán

Một số nguyên nhân gây nên hạch bạch huyết mở rộng ở cổ có thể tương đối đơn giản, ví dụ như một chiếc răng bị nhiễm trùng. Trong các trường hợp còn lại, nếu các chẩn đoán ban đầu cho kết quả không rõ ràng thì các xét nghiệm máu và chụp chiếu hình ảnh có thể cần thiết.

Việc xét nghiệm công thức máu toàn bộ được thực hiện khá đơn giản sẽ cho thấy số lượng tế bào bạch cầu có tăng cao như trường hợp bị nhiễm trùng hay không. Các xét nghiệm máu khác như cấy máu, thử nghiệm huyết thanh học nhằm tìm kiếm một số bệnh do virus, các dấu hiệu của bệnh tự miễn đôi khi được tiến hành. Để xác định xem các xét nghiệm này có cần thực hiện hay không, bác sĩ sẽ dựa vào cơ sở là lịch sử bệnh lý và kết quả khám sức khỏe được diễn ra trước đó.

Chụp ảnh quét CT phần cổ và đối với bệnh nhân ở Singapore, chúng tôi cũng cần chụp CT để quan sát cả điểm gai mũi sau (PNS) đặc biệt khi nghi ngờ ung thư mũi họng (NPC). Chụp MRI hoặc chụp PET / CT toàn bộ cơ thể đôi khi cũng sẽ được sắp xếp tiến hành.

Đối với một số bệnh nhân, thủ thuật chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) có thể được thực hiện nhằm lấy mẫu mô ban đầu, nhưng tùy vào trường hợp. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư hạch lymphoma, các bác sĩ sẽ cần phải loại bỏ toàn bộ hạch bạch huyết. Chẩn đoán NPC sẽ cần đến quy trình nội soi để có thể quan sát điểm gai mũi sau (PNS) để làm sinh thiết.

Kết luận

Một khối u ở cổ là một điều đáng lo ngại đối với một số bệnh nhân. Điều này đặc biệt chính xác nếu khối u mới được phát hiện. Điều không may là không có bất kỳ cách nào để đánh giá hoặc khẳng định chắc chắn rằng khối u sẽ biến mất nếu khối u đó thuộc trường hợp các khối u tiềm ẩn tình trạng bệnh. Bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra để được chẩn đoán một cách chính xác vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị sớm hay muộn. Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, chúng tôi có thể sắp xếp thực hiện quy trình đánh giá rất nhanh chóng cho bệnh nhân. Chúng tôi có thể triển khai xét nghiệm máu hoặc chụp CT trong cùng ngày làm việc hoặc sang đến ngày tiếp theo nếu bệnh nhân yêu cầu được thực hiện nhanh. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh ác tính hoặc ung thư có thể điều trị chữa khỏi nếu phát hiện sớm!

 

Tác giả:

Bác sĩ Kevin Tay
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Nội khoa
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Ung thư Y khoa
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

 

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)