OncoCare Cancer Centre

Oncocare Logo 2-08

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Các phương pháp điều trị Ung thư Cổ tử cung ở Singapore?

Ung thư biểu mô tế bào vảy và Ung thư biểu mô tuyến của cổ tử cung là các loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất và được điều trị theo phương pháp gần giống nhau. Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ thần kinh nội tiết là bệnh ung thư hiếm và điều trị không được trao đổi ở đây.
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào mức độ bệnh tiến xa và mức độ thể chất của bệnh nhân. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp thuốc trúng đích, liệu pháp miễn dịch hoặc kết hợp các liệu pháp trên có thể được sử dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Khi quyết định phương án kế hoạch điều trị, thì ung thư cổ tử cung có thể được phân loại thành các nhóm theo giai đoạn bệnh:
Ung thư giai đoạn sớm
Ung thư tiến triển tại chỗ
Ung thư tiến triển giai đoạn bệnh cao (Ung thư giai đoạn tiến xa)

Cervical cancer treatment and diagnosis Singapore

Ung thư Cổ tử cung Giai đoạn sớm

Phẫu thuật
Các bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn bệnh sớm là các bệnh ung thư mà được xác định giới hạn ở cổ tử cung. Hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (giai đoạn đầu) được điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật – cắt bỏ tử cung bao gồm loại bỏ cổ tử cung và buồng tử cung (tử cung). Một phần của âm đạo, buồng trứng và các nốt lympho (hạch bạch huyết) gần đó ở vùng chậu có thể bị loại bỏ. Đối với nhiều bệnh nhân, phẫu thuật là phương pháp phải được thực hiện, nhưng một số bệnh nhân có thể cần các điều trị bổ sung như xạ trị và cộng trừ hóa trị để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Đa số nữ giới bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể kỳ vọng được điều trị khỏi bệnh.
Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ giới đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm:
Nếu cắt bỏ tử cung thì nữ giới không thể có thai được. Đối với nữ giới chưa hoàn thành gia đình của họ thì có thể trao đổi với bác sĩ ung thư về tính khả thi của các quy trình phẫu thuật với mục tiêu duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới, giúp nữ giới có thai được trong tương lai.
Sinh thiết chóp cổ tử cung
Đối với các khối u rất nhỏ thì có thể có khả năng loại bỏ khối u đó với sinh thiết chóp cổ tử cung (khoét chóp cổ tử cung). Quy trình này bao gồm cắt bỏ một miếng mô cổ tử cung hình chóp nhưng không tổn hại đến phần còn lại của cổ tử cung (bảo tồn cổ tử cung).
Cắt bỏ cổ tử cung
Cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung và một số mô xung quanh. Nhưng tử cung của nữ giới được bảo toàn và do đó có thể có khả năng có thai được.
Chuyển vị buồng trứng
Đối với nữ giới trẻ tuổi có thể trao đổi với bác sĩ ung thư về phẫu thuật chuyển vị buồng trứng trong trường hợp xạ trị cần được thực hiện sau khi phẫu thuật. Buồng trứng dịch chuyển đến vị trí cao hơn để ngăn ngừa suy buồng trứng do xạ trị.
Xạ trị
Ở các bệnh nhân không thích hợp với phẫu thuật thì xạ trị là lựa chọn điều trị thay thế.

Ung thư Cổ tử cung tiến triển tại chỗ:

Đó là các bệnh ung thư mà khối u quá to hoặc lan rộng (tiến xa) đến các cơ quan xung quanh hoặc đến các nốt lympho (hạch bạch huyết) ở vùng chậu. Xạ trị thường kết hợp với hóa trị (hóa xạ trị đồng thời). Hóa trị tăng cường hiệu quả của xạ trị.

Cervical cancer treatment: Radiation therapy

Xạ trị
Các tia X năng lượng cao được sử dụng để giết các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị gồm có chùm tia chiếu ngoài cơ thể và bức xạ trong cơ thể.
Xạ trị ngoài (Bức xạ ngoài cơ thể): Chùm tia bức xạ được chiếu trực tiếp vào vùng bị ảnh hưởng (bị tổn thương) từ ngoài cơ thể.
Xạ trị trong (Bức xạ trong cơ thể – xạ trị áp sát): Chèn ống rỗng (dụng cụ để bôi thuốc) có chứa vật liệu phóng xạ vào âm đạo. Điều đó cho phép phóng xạ liều lượng cao đi tới âm đạo và cổ tử cung. Chất phóng xạ được truyền trong thời gian một vài phút và sau đó được loại bỏ.

Hóa trị
Hóa trị sử dụng phổ biến nhất là loại thuốc được gọi là cisplatin (thuốc gây độc tế bào), và được sử dụng với liều thấp.
Điều trị bằng tia phóng xạ 5 ngày một tuần trong tổng thời gian 6 tuần. Mỗi lần xạ trị chỉ kéo dài trong vài phút. Hóa trị bằng thuốc Cisplatin gây độc tế bào là phương pháp điều trị dưới dạng truyền được thực hiện một tuần một lần trong quá trình xạ trị và có thể được quản lý trong bối cảnh bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải ở nội trú trong bệnh viện.
Các tác dụng phụ có thể có khi xạ trị có thể bao gồm:
Mệt mỏi
Tiêu chảy
Các thay đổi ở da
Viêm bàng quang do xạ trị: Xạ trị đến vùng chậu có thể kích thích bàng quang (viêm bàng quang do xạ trị), từ đó gây đau tiết niệu hoặc thường xuyên muốn đi tiểu.
Đau âm đạo: Xạ trị có thể làm cho âm hộ và âm đạo nhạy cảm hơn và viêm loét, và có khi gây tiết dịch.
Nữ giới không có khả năng sinh sản: Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến tử cung từ đó không thể có thai được.
Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, từ đó dừng kinh nguyệt sớm trước khi mãn kinh ở nữ giới.
Các tác dụng phụ kéo dài (trong thời gian dài) bao gồm:
Hẹp âm đạo: Âm đạo bị hẹp dần do tạo thành mô sẹo có thể gây đau khi quan hệ tình dục. Hẹp âm đạo có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng thuốc giãn nở âm đạo.
Hiếm hơn, nữ giới có thể phát triển một bệnh ung thư thứ hai nhiều năm sau khi họ thực hiện xạ trị.
Các tác dụng phụ có thể có khi hóa trị bằng thuốc Cisplatin gây độc tế bào:
Mệt mỏi
Buồn nôn và nôn ói
Mất cảm giác muốn ăn (thèm ăn)
Số lượng bạch cầu trong máu giảm thấp có thể tăng nguy cơ bị viêm nhiễm
Thiếu máu
Chảy máu do giảm lượng tiểu cầu
Tổn hại thận
Ngứa hoặc tê tay và chân
Hóa trị với thuốc Cisplatin gây độc tế bào liều thấp do đó thuốc thường được dung nạp tốt. Chú ý, thuốc không gây rụng mất tóc.

Cervical cancer treatment: Radiation therapy

Điều trị Ung thư Buồng trứng tái phát hoặc tiến triển:

Các bệnh ung thư tiến triển (giai đoạn bệnh cao, giai đoạn tiến xa) là các bệnh ung thư mà lan truyền tiến xa đến các cơ quan khác như phổi, gan hoặc xương. Các bệnh ung thư tái phát là các bệnh ung thư mà xuất hiện sau khi điều trị. Các cách điều trị chính cho các bệnh ung thư tiến triển hoặc tái phát là điều trị bằng các thuốc kiểm soát ung thư và giảm tối đa bất kì các triệu chứng nào do bị ung thư. Trong quá khứ, hóa trị là thuốc điều trị phổ biến nhất. Nhưng hiện nay có rất nhiều lựa chọn các loại thuốc mới hơn so với hóa trị, đó là điều trị thuốc trúng đích và liệu pháp miễn dịch. Các liệu pháp sử dụng thuốc đó có thể được quản lý trong bối cảnh bệnh nhân ngoại trú.
Các thuốc điều trị:
Hóa trị
Các thuốc chống ung thư dưới dạng truyền dịch. Các thuốc đi vào dòng máu và đi đến tất cả các vùng của cơ thể để giết các tế bào ung thư đang lan rộng. Có một số thuốc có hiệu quả trong điều trị ung thư cổ tử cung. Các thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm cisplatin, carboplatin, paclitaxel, gemcitabine và vinorelbine. Các thuốc này có thể được sử dụng riêng, nhưng thường được cho dưới dạng phối hợp hai loại thuốc (kết hợp hai loại thuốc). Quá trình hóa trị điển hình thường được thực hiện trong khoảng 5 tháng.
Các tác dụng phụ không mong muốn có thể có khi điều trị thay đổi phụ thuộc vào các thuốc được sử dụng và tình trạng cơ thể của bệnh nhân. Họ hầu như có thể hồi phục sau khi hoàn thành điều trị. Không phải tất cả các thuốc hóa trị đều gây rụng mất tóc.
Điều trị trúng đích
Bevacizumab (liệu pháp kháng sinh mạch) là điều trị trúng đích để phá bỏ các mạch máu cung cấp các chất dinh dưỡng tới các tế bào ung thư, từ đó gây chết tế bào ung thư do thiếu mất các chất dinh dưỡng. Điều trị Bevacizumab là điều trị truyền dịch trong thời gian ngắn, 3 tuần một lần, thường kết hợp với hóa trị và điều trị duy trì để kiểm soát bệnh ung thư tốt hơn.
Các tác dụng phụ có thể có:
Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:
Huyết áp cao
Mất protein trong nước tiểu
Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:
Chảy máu
Các cục máu đông
Các vết thương khó lành
Lỗ rò: đường rò do có các kết nối bất thường giữa âm đạo và một phần của ruột. Đường rò thường có ở nữ giới thực hiện xạ trị vùng chậu trước đó.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là sử dụng các thuốc mà giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch, như Pembrolizumab, hoạt động bằng cách giải phóng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể khỏi các chốt kiểm soát do đó hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công ung thư. Pembrolizumab được truyền trong thời gian ngắn, 3 tuần một lần.
Các tác dụng phụ có thể có:
Các tác dụng phụ của các thuốc liệu pháp miễn dịch có thể bao gồm: mệt mỏi, buồn nôn, phát ban da, mất cảm giác thèm ăn, đau cơ khớp.
Các chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch thường được dung nạp tốt, dù cho có các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có do hoạt động của hệ miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể, như ruột, tuyến giáp, phổi, gan hoặc các cơ quan khác.

Operation Hours
8.30am – 5.30pm

Email Address
enquiries@oncocare.sg

Telephone Number
6733 7890

Tôi cần biết điều gì khi bị ung thư cổ tử cung?

Doctor in Singapore examining cervical cancer test results

Nếu bạn đang lo lắng về bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn về cách tiêm vắc xin phòng ngừa Vi rút gây u nhú ở người HPV (Human Papillomavirus) và thực hiện xét nghiệm PAP test (phết tế bào cổ tử cung) định kỳ để sàng lọc (tầm soát) ung thư cổ tử cung từ đó giúp bạn giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Nếu bạn hoặc người yêu bạn bị ung thư cổ tử cung thì cần có trao đổi với bác sĩ ung thư có trình độ và giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư phụ khoa. Các bác sĩ chuyên gia ở Trung tâm OncoCare có khả năng điều trị các bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở các giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn bệnh muộn. Nhiều bệnh nhân ung thư của chúng tôi đến Trung tâm OncoCare khi họ cần tìm kiếm quan điểm thứ hai chính xác với điều kiện của

Các bác sĩ ung thư ở OncoCare với chuyên môn lâm sàng
về các bệnh ung thư cổ tử cung

Dr Lim Sheow Lei (Bác sĩ Lim Sheow Lei)

Chuyên gia tư vấn cao cấp, Bác sĩ ung thư
MBBS (Australia, Honours), MRCP (Vương quốc Anh), MD (Vương quốc Anh)
Bác sĩ Lim có chuyên môn cao trong điều trị các bệnh ung thư phụ khoa, như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ. Bác sĩ Lim được đào tạo bởi các bác sĩ ung thư nổi tiếng thế giới, trong đó có Giáo sư Hani Gabra, là một chuyên gia nổi tiếng thế giới về ung thư buồng trứng.
Bác sĩ Lim có tham gia vào Khoa Ung thư Phụ khoa của Bệnh viện Trẻ em và Phụ nữ KK, có chuyên môn trong điều trị các bệnh ung thư phụ khoa (ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ). Bác sĩ phụ trách Trung tâm Hóa trị của Bệnh viện KK và Chủ trì Mạng lưới Ung thư Singapore (SCAN).
Hồ sơ Y của Bác sĩ Lim Sheow Lei
Tốt nghiệp trường Đại học Monash, Australia (Honours) năm 1996
MRCP (UK), Trường Y Hoàng gia của Vương quốc Anh 2001
Chứng chỉ Ung thư của Hội đồng Đào tạo Giáo dục Y Sau Đại học Vương quốc Anh năm 2008
Bác sĩ Y khoa (MD), Vương quốc Anh năm 2009
Thành viên Ủy ban quản lý Nhóm Ung thư Phụ khoa Singapore (GCGS) từ năm 2018
Trước đây, Bác sĩ Lim là Chuyên gia tư vấn cao cấp về Ung thư ở Khoa Ung thư Phụ khoa ở Bệnh viện Trẻ em và Phụ nữ KK (KKH), Trợ lý Giáo sư ở Trường Y NUS-DUKE
Tham gia Hội chẩn ở Bệnh viện Trẻ em và Phụ nữ KK

Dr Kevin Tay (Bác sĩ Kevin Tay)

Chuyên gia tư vấn cao cấp, Bác sĩ ung thư
MBBS (Singapore) – ABIM Int. Med (Hoa Kỳ USA) – ABIM Med Onc (Hoa Kỳ USA) – FAMS (Ung thư)
Bác sĩ Tay được công nhận là một trong số các bác sĩ ung thư hàng đầu trong thực hiện nhiều nghiên cứu. Bác sĩ được trao Giải thưởng Trung tâm danh giá bởi Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia Singapore. Bác sĩ Tay cộng tác, hoạt động tích cực với nhiều nhà nghiên cứu châu Á hàng đầu khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Hoa Kỳ. Bác sĩ Tay công bố các phát hiện được trong rất nhiều tạp chí uy tín, gồm có Di truyền học tự nhiên, Tạp chí Ung thư Lâm sàng (Journal of Clinical Oncology), Tạp chí Y Hoa Kỳ (American Journal of Medicine), U Lympho và Leukemia (ung thư máu bạch cầu – bệnh máu ác tính) và các Hội thảo về Huyết học.
Bác sĩ Tay có mối quan tâm tới một chuyên ngành khác, đó là về các bệnh ung thư ở nữ giới như ung thư vú và các bệnh ung thư phụ khoa, ung thư tế bào hắc tố (melanoma), ung thư não, các u sarcom xương và mô mềm, và các bệnh ác tính về huyết học như u lympho, đa u tủy xương (multiple myeloma) và các bệnh máu ác tính (leukemia).
Hồ sơ Y của Bác sĩ Kevin Tay
Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 1998
Chứng nhận của Hội đồng Y Nội Khoa Hoa Kỳ năm 2006
Chứng nhận Ung thư của Hội đồng Y Nội Khoa Hoa Kỳ năm 2009
Trưởng Ban thường trú, Khoa Y, Trường Y Burns, Đại học Hawaii, 2006
Thành viên chính Chi nhánh Ung thư, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Sức khỏe Quốc gia, Bethesda, 2008

Ung thư Cổ tử cung là gì?

Ung thư Cổ tử cung là bệnh ung thư phát sinh từ cổ tử cung, một cơ quan ở giữa âm đạo và tử cung. Ở phía Đông Nam châu Á, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ hai ở nữ giới. Ở Singapore, tỷ lệ ung thư cổ tử cung đang giảm do sàng lọc (tầm soát) ung thư cổ tử cung, và hiện nay là bệnh ung thư đứng thứ 10 ở nữ giới ở Singapore.

Các dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư Cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể không có bất kì một triệu chứng nào. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể bao gồm:
Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
Tiết dịch âm đạo có máu hoặc dịch đặc có thể bị nặng và có mùi hôi
Đau vùng chậu hoặc đau trong suốt quá trình quan hệ tình dục
Thường xuyên muốn đi tiểu hoặc khó chịu khi đi tiểu
Đau lưng
Cơ thể bị giảm cân nặng mà không thể giải thích được nguyên nhân, mệt mỏi hoặc mất cảm giác thèm ăn

Cách Chẩn đoán Ung thư Cổ tử cung

Nếu nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung, thì cần thực hiện một số kiểm tra xác định. Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện bởi xét nghiệm soi cổ tử cung quan sát vùng cổ tử cung, đó là phương pháp sử dụng máy soi có độ phóng đại (colposcope) hình ảnh cổ tử cung để từ đó giúp cho bác sĩ quan sát phát hiện tế bào bất thường tổn thương một cách chính xác ở cổ tử cung và các vùng bất thường nào thì cần được sinh thiết (biopsy) sau đó được xét nghiệm chẩn đoán ung thư ở phòng giải phẫu bệnh.

Nếu chẩn đoán xác định được là ung thư cổ tử cung thì các xét nghiệm tiếp theo cần được thực hiện đó là Quét chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging – MRI scan) vùng chậu, Quét chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography CT scan) hoặc Chụp cắt lớp phát xạ positron (Positron Emission Tomography – PET) và đồng thời chụp cắt lớp vi tính (Sự kết hợp giữa PET và CT đồng thời trong một hệ thống PET/CT – PET-CT scan) để biết được chính xác là ung thư có lan truyền đi xa (di căn)? và giúp xác định được giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
gây Ung thư Cổ tử cung?

Hầu hết các trường hợp bị ung thư cổ tử cung (99.7%) là do bị nhiễm Vi rút gây u nhú ở người HPV (human papilloma virus).
Nữ giới bị nhiễm vi rút HPV qua con đường quan hệ tình dục, là yếu tố nguy cơ chính, quan trọng nhất gây ung thư cổ tử cung. Đó là một bệnh nhiễm trùng vi rút phổ biến ở phụ nữ có hoạt động tình dục. Nhưng hầu hết hệ miễn dịch của phụ nữ có khả năng xử lý được nhiễm HPV theo cách tự nhiên. Có một số ít phụ nữ bị nhiễm HPV kéo dài do không thể tự loại bỏ được các chủng vi rút HPV gây ung thư (HPV nguy cơ cao) do đó có thể bị ung thư cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

Có quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau

Bắt đầu có quan hệ tình dục ở tuổi rất sớm (trước 18 tuổi)

Hệ miễn dịch yếu dần và do đó có ít khả năng loại bỏ được vi rút HPV, ví dụ người nhận cấy ghép nội tạng đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, phụ nữ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HIV.

Hút thuốc lá

Uống các thuốc tránh thai

Có thể ngăn ngừa Ung thư Cổ tử cung?

Vắc xin HPV có hiệu quả rất cao trong ngăn ngừa nhiễm vi rút HPV, loại vi rút gây bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV bảo vệ hiệu quả đến 90% chống các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Singapore khuyến nghị vắc xin HPV cho nữ giới ở trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc xin HPV được thấy có tác dụng đối với nữ giới dưới 45 tuổi. Vắc xin HPV có hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện trước lần quan hệ tình dục đầu tiên vì vắc xin HPV không thể giúp ích được khi bị nhiễm vi rút HPV trước đó (tồn tại trong cơ thể rồi). Nữ giới sau khi được tiêm vắc xin thì cần tiếp tục được sàng lọc với phiến đồ âm đạo PAP smear vì vắc xin HPV không đạt được mức bảo vệ 100%.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung với phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) (phương pháp soi tế bào phiến đồ cổ tử cung) giúp phát hiện trước khi bị ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Xét nghiệm HPV testing là xét nghiệm sàng lọc mới hơn và có hiệu quả cao hơn so với PAP smear. Xét nghiệm HPV phát hiện được vi rút HPV. Sự hiện diện của các chủng HPV có nguy cơ cao gây bệnh ung thư dự báo được nguy cơ mắc các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung cao hơn. Hiệp hội Ung thư Singapore khuyến nghị nữ giới có hoạt động tình dục được sàng lọc (tầm soát) qua xét nghiệm PAP smear bắt đầu từ độ tuổi 25 và xét nghiệm HPV testing từ tuổi 30.

Doctors using screening test to diagnose cervical cancer

Các giai đoạn của Ung thư Cổ tử cung?

Theo Liên đoàn các Hiệp hội Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO – International Federation of Gynecology and Obstetrics) có hệ thống bảng phân chia giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá các giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn I: Ung thư được xác định giới hạn ở cổ tử cung
Giai đoạn II: ung thư lan truyền (xâm lấn, di căn) đến các cơ quan xung quanh gần đó – tử cung, âm đạo trên hoặc các mô xung quanh cổ tử cung (cận tử cung).
Giai đoạn III: ung thư lan rộng đến âm đạo dưới hoặc thành vùng chậu hoặc gây tắc nghẽn thận hoặc lan xa đến các nốt lympho (hạch bạch huyết) ở vùng chậu hoặc bụng.
Giai đoạn IV: lan rộng xa hơn (di căn) đến các cơ quan như bàng quang hoặc trực tràng hoặc đến các cơ quan xa khác như phổi, gan hoặc xương.