Ung thư phổi được đánh giá là một trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới, thường do hút thuốc lá hoặc các chất ô nhiễm không khí khác. Nhưng đang có một xu hướng tăng số người không hút thuốc bị ung thư phổi.
Cách tiếp cận trong điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại ung thư phổi, mức độ nặng và giai đoạn của bệnh ung thư phổi, và tình trạng thể chất của người bệnh. Có nhiều tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi trong các năm gần đây, trong đó có phương pháp điều trị ung thư phổi (giai đoạn 4) được chẩn đoán khi ở giai đoạn muộn (khi các tế bào ung thư lan truyền đi xa – di căn). Các bệnh nhân được khuyến nghị tìm kiếm các bác sĩ ung thư uy tín ở trung tâm điều trị ung thư phổi càng sớm càng tốt.
Dựa vào giai đoạn bệnh và vị trí bị ung thư thì bác sĩ ung thư có thể đề xuất các phương pháp điều trị dưới đây:
Ung thư phổi giai đoạn sớm (ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2) không có lan truyền đi xa (không xâm lấn) đến các cơ quan gần phổi có thể được điều trị khỏi bệnh bằng cách phẫu thuật. Với quy trình phẫu thuật ung thư phổi thì các khối u và các nốt lympho (hạch bạch huyết) gần đó bị loại bỏ.
Có các quy trình phẫu thuật cho các bệnh nhân bị ung thư phổi bao gồm:
Cắt thùy phổi: Phẫu thuật để loại bỏ một phần phổi
Cắt bỏ phổi: Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ phổi
Xạ trị thu nhỏ hoặc phá hủy các khối u ở phổi với các tia năng lượng cao. Xạ trị phá hoại các phân tử trong các tế bào ung thư, từ đó phá các cấu trúc của các tế bào bất thường. Các bệnh ung thư phổi được đánh giá ở giai đoạn tiển triển nhưng không lan xa đến các phần khác của cơ thể (tiến triển tại chỗ), và khi không thể phẫu thuật ung thư phổi, thì xạ trị kết hợp với hóa trị có thể được khuyến nghị. Trong các trường hợp thích hợp thì có thể có liệu pháp miễn dịch sau đó.
Hóa trị nói đến quá trình điều trị sử dụng các thuốc đặc hiệu (được phát triển đặc biệt). Các thuốc thường được tiêm hoặc truyền. Hóa trị hoạt động theo cách ngăn chặn quá trình các tế bào phân chia. Do đó, ung thư không thể tiếp tục phát triển và bị tiêu diệt.
Điều trị đích nói đến các thuốc ngăn ngừa quá trình gây ung thư cụ thể mà giúp tăng cường phát triển và lan truyền (di căn) ung thư. Phương pháp điều trị đích chỉ được thực hiện cho các bệnh nhân mà các tế bào ung thư thể hiện các bất thường cụ thể. Lợi ích của điều trị đích là giúp phá hủy các tế bào bị ung thư trong khi ít tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư mới, kích hoạt hoạt động hệ miễn dịch của người bệnh để nhận biết và giết các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể được tiến hành riêng (chỉ có liệu pháp miễn dịch) hoặc được kết hợp với hóa trị ở các bệnh nhân thích hợp.
Các tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị ung thư phổi: Phẫu thuật
Các tác dụng phụ tiềm ẩn và các biến chứng khi phẫu thuật ung thư phổi gồm có cảm giác đau sau phẫu thuật, bị nhiễm trùng, chảy máu.
Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi: Xạ trị
Có thể có các tác dụng phụ khi xạ trị gồm có:
Buồn nôn
Mệt mỏi
Đau khi nuốt
Khó thở
Sắc tố da (viêm da)
Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi: Hóa trị
Các tác dụng phụ không mong muốn có thể có khi hóa trị bao gồm:
Giảm công thức máu (giảm các tế bào máu) chỉ bị trong thời gian rất ngắn
Suy giảm khả năng miễn dịch
Buồn nôn và nôn ói
Tiêu chảy hoặc táo bón
Mệt mỏi
Mất cảm giác muốn ăn (thèm ăn)
Rụng mất tóc
Các thay đổi ở da và móng
Tê và ngứa
Nhức mỏi cơ thể
Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi: Liệu pháp đích
Điều trị theo liệu pháp đích có ít tác dụng phụ hơn (ít nghiêm trọng hơn) so với các phương pháp điều trị ung thư phổi khác. Các tác dụng phụ của liệu pháp trúng đích có thể bao gồm:
Buồn nôn và nôn ói
Tiêu chảy hoặc táo bón
Cảm giác chông chênh, cảm giác đầy hơi
Loét miệng
Phát ban và các thay đổi ở da khác
Các vấn đề về thị giác
Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi: liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch thường có ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị. Nhưng đôi khi có các tác dụng phụ không mong muốn khó dự đoán hơn và nặng hơn, vì thế các bác sĩ điều trị ung thư phổi có trao đổi với bạn về vấn đề đó. Một số tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể có:
Tiêu chảy
Buồn nôn hoặc nôn ói
Phát ban, da khô và ngứa da
Đau đầu
Mệt mỏi
Mất cân bằng nội tiết tố hormon
Hiếm hơn, đó là bị viêm phổi
Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc người thân của bạn bị ung thư phổi, thì bạn cần có cuộc trao đổi với các bác sĩ ung thư giúp bạn phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư phổi. Phát hiện sớm ung thư phổi có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Cho dù bạn có thể đang ở bất kì giai đoạn ung thư phổi nào thì bạn cần có cuộc trao đổi với các bác sĩ ung thư phổi càng sớm càng tốt, và biết nhiều hơn về chẩn đoán ung thư phổi và cách điều trị ung thư phổi trực tiếp với bác sĩ.
Các bác sĩ ung thư ở Trung tâm Oncocare có chuyên môn cao trong điều trị ung thư phổi ở Singapore, và có thể tư vấn, khuyến nghị cho bạn về các thông tin liên quan đến ung thư phổi theo tính chất cá nhân (đó là cách quản lý bệnh được cá nhân hóa).
Chuyên gia tư vấn cao cấp, Bác sĩ ung thư
MBBS (Singapore) – MRCP (Vương quốc Anh)
Bác sĩ Tan Chee Seng có mối quan tâm đặc biệt với các bệnh ung thư phổi/lồng ngực và ung thư cổ/đầu. Bác sĩ Tan có nhiều xuất bản trên các tạp chí quốc tế như Tạp chí Ung thư Lancet (Lancet Oncology), Nghiên cứu Ung thư lâm sàng (Clinical Cancer Research), Ung thư phân tử (Molecular Cancer), Ung thư phổi (Lung Cancer), Ung thư đích (Oncotarget, Target Oncology), Tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư lâm sàng (Journal of Cancer Research and Clinical Oncology), Tạp chí Y chuyển giao công nghệ (Journal of Translational Medicine), và Tạp chí Thực hành Ung thư (Journal of Oncology Practice).
Bác sĩ Tan được mời để thuyết trình ở nhiều cuộc họp ung thư trong nước và trong khu vực và tổ chức các buổi nói chuyện cộng đồng về các phương pháp điều trị ung thư mới nhất. Bác sĩ Tan có được một số nguồn tài trợ từ Chương trình Hỗ trợ lương điều tra lâm sàng của Hội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia (NMRC), và các Quỹ liên kết Tổ chức Y học điều tra (IMU).
Hồ sơ Y của Bác sĩ Tan Chee Seng
Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2005
Thành viên của Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) năm 2007
Giải thưởng Học bổng ASEAN (1998-2000) và Học bổng Quỹ KUOK (2000-2005)
Giải thưởng Phát triển Y học AMDA uy tín (2014-2015) cho đào tạo ở Bệnh viện Addenbrooke’s Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cho cá nhân hóa điều trị ung thư phổi.
Giảng viên lâm sàng, Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ năm 2012-2018
Giám đốc Sau đại học (Ung thư), Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ 2012-2018
Trợ lý Giáo sư Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore từ năm 2016-2018
Khách mời với tư cách đánh giá cho các kỳ thi MBBS năm cuối ở Trường Y Yong Loo Lin.
Tác giả hoặc đồng tác giả của các xuất bản ở nhiều tạp chí quốc tế được bình duyệt, bao gồm Tạp chí Ung thư Lancet (Lancet Oncology), Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng (Clinical Cancer Research), Ung thư phân tử (Molecular Cancer), Ung thư Phổi (Lung Cancer), Ung thư đích (Oncotarget, Target Oncology), Tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư lâm sàng (Journal of Cancer Research and Clinical Oncology), Tạp chí Y học chuyển giao công nghệ (Journal of Translational Medicine), và Tạp chí Thực hành Ung thư(Journal of Oncology Practice).
Có được một số khoản tài trợ bao gồm Chương trình tài trợ lương cho điều tra viên lâm sàng củaHội đồng Nghiên cứu Y Quốc gia (NMRC) và các Quỹ Liên kết Tổ chức Y điều tra (IMU).
Thành viên của một số tổ chức chuyên nghiệp bao gồm Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hiệp hội Y Ung thư châu Âu (ESMO), Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu Ung thư phổi (IASLC) và thành viên Ủy ban của Hiệp hội Ung thư Singapore.
Bác sĩ có chuyên môn về các bệnh ung thư lồng ngực/phổi (bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, u trung biểu mô) và các bệnh ung thư cổ/đầu (gồm có ung thư biểu mô vòm mũi họng, NPC).
Chuyên gia tư vấn cao cấp, Bác sĩ ung thư
MBBS (Singapore) – M.Med (Singapore) – MRCP (Vương quốc Anh) – FAMS (Ung thư)
Bác sĩ Leong công tác ở Khoa Ung thư, Bệnh viện Singapore / Trung tâm Ung thư Quốc gia từ năm 1995. Bác sĩ Leong chăm sóc nhiều bệnh nhân bị ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư đầu và cổ, ung thư buồng trứng/tử cung/cổ tử cung, u lympho và các khối u rắn khác.
Bác sĩ Leong có tham gia giảng dạy. Bác sĩ Leong là giảng viên giảng dạy lâm sàng cho các sinh viên y, giảng dạy đại học và giảng dạy cho đồng nghiệp cấp dưới và các y tá. Mối quan tâm của Bác sĩ Leong trong các bệnh ung thư phổi, ung thư tuyến giáp và ung thư đầu/cổ.
Hồ sơ Y của Bác sĩ Leong Swan Swan
Tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Singapore.
Bằng Thạc sĩ Y (Bác sĩ Y Nội trú) và Thành viên Trường Y Hoàng gia (Vương quốc Anh) năm 1995.
Được trao Học bổng HMDP của Chương trình Phát triển Nguồn lao động Y tế (HMDP) của Bộ Y tế cho đào tạo cao hơn tập trung vào Ung thư Lồng ngực dưới sự điều hành của Bác sĩ Mark Green ở Trung tâm Ung thư Holling’s năm 1997. Năm 2000, Bác sĩ Leong có chứng nhận là Chuyên gia về Ung thư Y học và chứng nhận của Hiệp hội Ung thư châu Âu (ESMO).
Bác sĩ Leong là Giám đốc của Tổ chức Điều trị cấp cứu ở Trung tâm Ung thư Quốc gia và là Chủ trì Đội Blue Code.
Bác sĩ Leong hoạt động tích cực nhiều năm trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ và lâm sàng, về ung thư phổi và ung thư cổ, đầu.
Nhiều nghiên cứu của Bác sĩ Leong được xuất bản ở các tạp chí danh tiếng trong nước và quốc tế, bao gồm Tạp chí Ung thư Lâm sàng (Journal of Clinical Oncology), Ung thư ngực (Chest Cancer), và có viết một số chương sách về giai đoạn bệnh và điều trị ung thư phổi.
Ung thư phổi xuất hiện khi có các tế bào bất thường ở phổi bắt đầu phát triển không thể kiểm soát được. Khi các tế bào ung thư phát triển, chúng có thể can thiệp vào chức năng của các tế bào bình thường ở phổi và có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của phổi. Ở giai đoạn bệnh tiến triển, các tế bào ung thư có thể lan truyền đến các tuyến lympho (tuyến bạch huyết) xung quanh đường hô hấp và các phần khác của phổi và cơ thể bao gồm có xương, não và gan.
Có 2 loại ung thư phổi chính: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), chiếm khoảng 10-15% các trường hợp bị ung thư phổi, và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Ung thư phổi thường do nguyên nhân hút thuốc lá. Tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường khác có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.
Nhiều người bị ung thư phổi không biểu hiện bất kì triệu chứng nào cho đến khi ung thư lan rộng. Nhưng dựa vào vị trí ung thư, một số bệnh nhân có thể xuất hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kì triệu chứng nào thì cần có trao đổi sớm với bác sĩ ung thư phổi (trao đổi với bác sĩ về ung thư phổi có vai trò quan trọng) do đó bạn có thể được sàng lọc (tầm soát), chẩn đoán và điều trị kịp thời. Kết quả điều trị tốt hơn nếu ung thư được chẩn đoán sớm nhất có thể.
Ho kéo dài không khỏi hoặc nặng dần theo thời gian
Ho có máu hoặc có đờm nhuốm máu
Đau ngực, có thể nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho
Khàn giọng, mất tiếng
Khó thở
Thường bị nhiễm khuẩn, có viêm phế quản và viêm phổi không khỏi hoặc thường bị viêm tái phát
Mới xuất hiện hiện tượng thở khò khè
Ở các giai đoạn bệnh tiến triển cao hơn thì ung thư lan truyền xa (di căn) đến các cơ quan khác, nhiều người bệnh có thể có các triệu chứng:
Giảm cân nặng cơ thể và chán ăn (không muốn ăn)
Đau đầu kéo dài hoặc trầm trọng hơn, chóng mặt, suy nhược hoặc loạng choạng
Đau nhức mỏi xương
Nổi cục ở cổ
Mục tiêu của sàng lọc ung thư phổi là phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm nhất và có khả năng điều trị được bệnh tốt nhất. Phải tiến hành các xét nghiệm sàng lọc cụ thể dựa vào tuổi, giới tính và lịch sử hút thuốc lá của bạn. Nếu bạn có cảm giác là bạn có thể có nguy cơ cao bị ung thư phổi nhưng không thể hiện bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh ung thư phổi thì bạn có thể xem xét tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia về ung thư.
Nếu được chỉ định, bác sĩ có thể thực hiện quét chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) ở ngực. Đó là hình ảnh cho phép nhìn thấy bất kì khối u nào ở phổi nhưng có ít phóng xạ hơn so với quét tiêu chuẩn.
Có 2 loại ung thư phổi chính:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi chiếm nhiều nhất trong số các bệnh ung thư phổi được chẩn đoán. Chúng có khuynh hướng tạo các khối u phát triển chậm hơn và bao gồm có ung thư biểu mô tuyến (loại tế bào phổ biến nhất) và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Ung thư phổi tế bào nhỏ thường ảnh hưởng đến các bệnh nhân có lịch sử hút thuốc lá. Chúng là bệnh ung thư phổi ác tính và cần được điều trị khẩn cấp.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh là bất kì điều gì mà có thể tăng khả năng phát triển bệnh ung thư. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh ung thư phổi:
Thói quen lối sống, đặc biệt là có hút thuốc lá
Tiếp xúc với radon (một loại khí phóng xạ)
Tiếp xúc với asbestos (chất amiăng)
Tiếp xúc với các chất gây ung thư khác ở trong môi trường làm việc: quặng phóng xạ như uranium, các hóa chất hít vào hoặc nước có arsenic, beryllium, cadmium, silica, vinyl chloride, hợp chất nickel compounds, chromium compounds, các sản phẩm từ than đá, mustard gas, và chloromethyl ethers.
Khí thải diesel từ các phương tiện xe
Ô nhiễm không khí
Có chất asen (thạch tín) trong nước uống
Có thực hiện xạ trị phổi trước đó
Nếu nghi ngờ bị ung thư phổi, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh chi tiết và sinh thiết phải được thực hiện để chẩn đoán xác định (hoặc loại trừ) bệnh ung thư phổi.
Hình ảnh X quang để chẩn đoán và đánh giá bệnh có thể bao gồm:
Chụp XQ ngực
Quét chụp cắt lớp vi tính (CT – Computed Tomography) hoặc Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET – Positron Emission Tomography).
Chụp quét xương (xạ hình xương)
Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging) hình ảnh não
Xét nghiệm mô bệnh học cần được tiến hành để chẩn đoán xác định được ung thư phổi. Có nhiều cách lấy mô khác nhau để phân tích:
Chọc hút dịch màng phổi: Nếu có dịch quanh phổi, thì dịch đó có thể lấy bằng cách sử dụng một cây kim và sau đó gửi đến phòng giải phẫu bệnh để xét nghiệm.
Nội soi phế quản: Một thiết bị nội soi được cho vào mũi hoặc miệng đến đường thở để lấy mô, sau đó xét nghiệm các tế bào ung thư trong phòng giải phẫu bệnh.
Sinh thiết chọc hút kim xuyên lồng ngực: Kim sinh thiết được cho trực tiếp vào khối u ở phổi để lấy các tế bào/mô theo hướng dẫn của chụp CT.
Sinh thiết mở: Nếu khối u chỉ ở một vùng thì rất khó để dùng cây kim, sinh thiết được thực hiện qua phẫu thuật giới hạn.
Giai đoạn ung thư phổi cho biết ung thư có hoặc không lan truyền đi xa đến các phần khác của cơ thể. Giai đoạn bệnh giúp các bác sĩ ung thư quyết định liệu trình điều trị thích hợp với các bệnh nhân khác nhau. Cho dù ở giai đoạn ung thư phổi nào thì phát hiện và được chẩn đoán sớm có thể tăng hiệu quả điều trị, kết quả tốt hơn cho các bệnh nhân.
Giai đoạn 1: Ung thư được xác định chỉ ở phổi
Giai đoạn 2: Ung thư được tìm thấy ở phổi và các nốt lympho (hạch bạch huyết) gần đó
Giai đoạn 3: Ung thư được tìm thấy ở phổi và các nốt lympho (hạch bạch huyết) ở giữa ngực (trung thất)
Giai đoạn 4: Ung thư lan rộng đến các phần khác của phổi hoặc đến các cơ quan khác ngoài phổi.
Giai đoạn giới hạn (khu trú): Trong giai đoạn khu trú giới hạn, ung thư chỉ được tìm thấy ở một bên ngực. Đó có thể là một phần của phổi hoặc ảnh hưởng đến các nốt lympho (hạch bạch huyết) gần đó.
Giai đoạn mở rộng (lan rộng): Ở giai đoạn mở rộng, các tế bào ung thư lan truyền đến các vùng khác ở ngực hoặc các phần khác của cơ thể.